Phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong điều tra tội phạm rửa tiền: Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý
(Pháp Lý). Qua nghiên cứu, cho đến hiện nay, có một số vụ án thông qua điều tra tội phạm nguồn, cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố tội phạm rửa tiền. Ngoài việc điều tra mở rộng các vụ án về tội phạm nguồn, cơ quan điều tra hoàn toàn có thể chủ động phát hiện, khởi tố và điều tra các vụ án “rửa tiền” với tư cách là tội danh độc lập mặc dù đây là hướng điều tra phức tạp hơn. Để tổ chức tốt quan hệ phối hợp giữa cơ quan...
Nhận diện rủi ro và một số vấn đề pháp lý khi xuất khẩu hàng hóa và thanh toán quốc tế
(Pháp lý). Chính phủ Việt Nam đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và tận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại quốc tế, nổi bật là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trước bối cảnh đó, việc trang bị một số kiến thức cơ bản cho doanh nghiệp để nhận biết các rủi ro pháp lý khi xuất khẩu hàng hoá và thanh toán quốc tế là điều vô cùng cần thiết.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật và những lưu ý đối với doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch mua bán & sáp nhập
(Pháp lý) - Nghiên cứu từ thực tiễn cho thấy, tại Việt Nam hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa các kênh thu hút vốn đầu tư, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, thời gian qua, do một số nhà đầu tư chưa đánh giá đúng mức những rủi ro hậu M&A để có một chiến lược đúng đắn; cùng với đó, pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A còn nhiều hạn chế, bất cập, khiến việc thực hiện các giao dịch M&A gặp nhiều khó khăn.
Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 25/2024/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Một số thách thức pháp lý và giải pháp trong thời đại số đối với quyền sở hữu trí tuệ và trí tuệ nhân tạo
(Pháp lý). Thời đại số, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI), đã mở ra những cơ hội vô hạn cho sáng tạo và đổi mới. Song hành cùng sự phát triển này, sự đổi mới công nghệ quá nhanh đã khiến hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế chưa theo kịp, dẫn đến nhiều thách thức trong việc xác định và bảo vệ quyền SHTT trong môi trường kỹ thuật số.
Các giải pháp hạn chế rủi ro từ đặt cọc công chứng trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Giao dịch về quyền sử dụng đất hiện nay diễn ra liên tục và phát triển về số lượng, với giá trị tài sản lớn thì việc các bên trong quan hệ chuyển nhượng giao kết hợp đồng đặt cọc công chứng để xác nhận nghĩa vụ, đảm bảo quá trình thực hiện đã trở nên phổ biến, cần thiết và chính đáng.
Một số vướng mắc từ thực tế áp dụng Luật Trọng tài thương mại và đề xuất hướng hoàn thiện
(Pháp Lý). Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng rất rộng rãi, phổ biến , được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi phát sinh tranh chấp thương mại. Tuy nhiên với thời đại công nghệ số, tranh chấp thương mại ngày càng nhiều, phức tạp hơn, Luật TTTM cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định. Bài viết dưới đây, tác giả nêu ra một số khó khăn vướng mắc từ thực tế áp dụng pháp luật trọng tài thương mại và đề xuất một số hướng hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại.
Nhận diện và phòng, chống tác động chuyển hóa chính sách pháp luật và “lợi ích nhóm” trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Vấn đề tác động chuyển hóa chính sách pháp luật Việt Nam và “lợi ích nhóm” trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là yếu tố khách quan và chủ quan, tác động cản trở quá trình hoàn thiện thể chế, làm cho pháp luật của Việt Nam “chệch hướng”, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc và đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do vậy, nhận diện và phòng chống sự tác động chuyển hóa và “lợi ích nhóm” trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật luôn là vấn đề mang tính thời sự cả về lý luận và thực tiễn.
Nhận diện thủ đoạn lừa đảo trong hoạt động đầu tư ngoại hối, chứng khoán phái sinh và kiến nghị bít các lỗ hổng cơ chế chính sách
(Pháp lý). Bài viết nghiên cứu về những thủ đoạn chính của các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo trong hoạt động đầu tư ngoại hối, chứng khoán phái sinh, từ đó chỉ ra các vấn đề, lỗ hổng của cơ chế chính sách pháp luật liên quan và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Một số thách thức và giải pháp đối với việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay
(Pháp lý). Kiểm soát tài sản, thu nhập là một công cụ quan trọng để phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, việc thực hiện kiểm soát này đang đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ, từ việc xác minh tính trung thực của kê khai tài sản đến sự phức tạp của các giao dịch tài chính. Những thách thức này đòi hỏi phải có các giải pháp hiệu quả và toàn diện để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.