Kiểm soát quyền lực - một “giải pháp trọng yếu để cuộc đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả thiết thực”
(Pháp lý). Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ nóng bỏng mà toàn Đảng, toàn dân đang đặc biệt quan tâm. Song song đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân cũng đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, kiểm soát quyền lực cán bộ. Bởi kiểm soát quyền lực cán bộ không tốt sẽ dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực. Các đại án tham nhũng, chức vụ được đưa ra xét xử thời gian qua cho thấy việc kiểm soát quyền lực cán bộ có nơi, có chỗ chưa hiệu quả.
Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và những chế định quan trọng cần được nghiên cứu, làm rõ
(Pháp lý). Dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân ( sửa đổi) đang thu hút sự quan tâm góp ý của các Đại biểu Quốc hội, nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, các chuyên gia luật trong ngành tư pháp. Sự quan tâm tập trung góp ý việc sửa đổi, bổ sung nhiều chế định lớn, quan trọng như: Nội hàm Quyền tư pháp; Mô hình tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử; Thẩm quyền của Tòa án; Cơ chế bảo đảm tính độc lập của Tòa án; Trách nhiệm thu thập chứng cứ ; Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán...
Từ yêu cầu thực tiễn: cần sớm nghiên cứu xây dựng một số luật mới và luật hóa một số chủ trương, chính sách quan trọng
(Pháp lý) – Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật là phải giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, những vấn đề mới phát sinh, những vấn đề mới chưa có quy định, nhằm “có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán” - một trong những mục tiêu quan trọng trong Nghị quyết Trung ương về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới".
Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường dữ liệu và các dịch vụ số
(Pháp lý) - Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra một chiến lược rõ ràng về chuyển đổi số và đang hướng tới mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, kinh tế số đóng góp 20% GDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; mọi người dân có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ thông minh, không ai bị bỏ lại phía sau...
Để hiện thực hóa các mục tiêu đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, trong đó có nhiều quy định tạo thuận lợi chuyển đổi số thành công và thực hiện Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Trong đó phải kể đến các luật đã được Quốc hội ban hành như: Luật Công nghệ Thông tin, Luật Báo chí, Luật Quảng cáo, Luật An ninh mạng, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Giao dịch điện tử, Luật Căn cước công dân, Luật Thống kê…Tuy nhiên, bấy nhiêu vẫn chưa hoàn chỉnh, vẫn cần chính sách đột phá và tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về hành lang pháp lý để có thể hiện thực hóa mục tiêu đặc biệt quan trọng này.
Qui định pháp luật điều chỉnh hoạt động xây dựng, cấp phép, quản lý chung cư mini.
(Pháp lý) – Pháp luật đã quy định khá đầy đủ về trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến hoạt động xây dựng, cấp phép, quản lý, giám sát chung cư mini. Trong đó đặc biệt là trách nhiệm liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hiện nay
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đưa ra một số kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn về thể chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hiện nay.
Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: 3 chính sách lớn, tác động mạnh đến cả DN và NLĐ được quan tâm, tranh luận nhiều nhất
(Pháp lý). Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đang thu hút sự quan tâm của xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động. Trong đó nổi lên 3 chính sách lớn, tác động mạnh đến cả DN và NLĐ được tranh luận nhiều nhất, đó là: Thời gian đóng BHXH, rút BHXH một lần, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH… Nhiều ý kiến chuyên gia và các nhà khoa học cho rằng, các nội dung đề xuất sửa đổi chỉ có thể “bền vững” với thời gian khi phù hợp với thực tế và giải quyết hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người lao động.
Một số nội dung cần tập trung thể chế theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII
1. Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Nghị quyết số 27-NQ/TW nêu ra chủ trương: “thể chế hóa...
Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số thách thức và giải pháp thực hiện
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì vậy, việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và “lợi ích nhóm’ trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật là một yêu cầu quan trọng. Nâng cao năng lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bằng việc xây dựng chế độ liêm chính trong hoạt động công vụ để mỗi công chức thực sự vô tư, khách quan khi tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, vượt qua những tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích” đang là vấn đề cần quan tâm giải quyết trong giai đoạn hiện nay.
Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nêu sự cần thiết sửa Luật Trọng tài thương mại
Hội Luật gia Việt Nam đánh giá rất cao việc tổ chức hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai Luật, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV.
Hoàn thiện chính sách TNDN của Việt Nam trong bối cảnh tham gia Trụ cột 2 về Thuế tối thiểu toàn cầu
Việc các thành viên Diễn đàn Hợp tác chung thực hiện các giải pháp chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (Diễn đàn IF) thông qua giải pháp 2 trụ cột, trong đó có Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu vào cuối năm 2021 dự báo sẽ làm thay đổi đáng kể cách thức đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia ở nhiều nước trên thế giới. Ảnh hưởng của Trụ cột 2 cũng như ứng phó của các nước khi tham gia Trụ cột 2 đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, cấp bách đối với Việt Nam trong việc rà soát, điều chỉnh các chính sách có liên quan, trong đó có chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Qua đó, một mặt đảm bảo dành được quyền thu thuế của Việt Nam khi Trụ cột 2 được các nước triển khai áp dụng, mặt khác tiếp tục duy trì được sự hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước.
Hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh
(Pháp lý) - Năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý với đề xuất của Chính phủ sớm sửa Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69/2014/QH13), nhằm mở rộng phạm vi, lĩnh vực đầu tư vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và sẽ thành lập Quỹ Đầu tư nhà nước trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
Một số vấn đề đặt ra đối với đổi mới tư duy lập pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Lập pháp luôn là vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ sẽ đưa đất nước đó phát triển mạnh mẽ, bền vững và ổn định. Vì vậy, ngay sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân thì Việt Nam chúng ta đã không ngừng xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ để điều chỉnh nhiều mối quan hệ trong xã hội. Tuy nhiên, trải qua gần 80 năm xây dựng và phát triển đất nước, mà đặc biệt là sau hơn ba mươi năm đổi mới và mở cửa tự do nền kinh tế, nhiều vấn đề trong tư duy lập pháp đã không còn phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Do đó, những tư duy cũ cần được đổi mới để phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội hiện nay và đúng với mục tiêu, bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây cũng chính là nội dung mà tác giả muốn đề cập ở bài viết này.
Độc lập dân tộc phải luôn gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân
Độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân mãi mãi gắn liền với nhau như đôi cánh nâng đất nước Việt Nam yêu dấu bay cao, vươn xa, cùng nhân loại tiến về phía trước.