Xuyên suốt với chủ đề “Xuân của Hội nhập và Phát triển”, ấn phẩm đặc biệt Pháp Lý chào xuân Giáp Thìn 2024 khắc hoạ đôi nét về một Việt Nam năng động, cải cách mạnh mẽ, hội nhập sâu, rộng kinh tế quốc tế.
Nổi bật với loạt bài chính luận “Xuân của Hội nhập và Phát triển”; “Cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các dòng dịch chuyển về thương mại, đầu tư chất lượng cao”; “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Nhật Bản – minh chứng sinh động trường phái ngoại giao Cây tre Việt Nam”.
Có thể nói năm 2023 là năm thành công rực rỡ của ngoại giao VN. Những " trái ngọt" từ công tác ngoại giao chỉ có thể phát huy đầy đủ tác dụng khi đất nước có nội lực vững mạnh với hệ thống pháp luật đầy đủ, minh bạch, bổ trợ và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương thức quan trọng để củng cố và phát huy nội lực khi gia nhập sân chơi chung quốc tế.
Pháp lý chào Xuân mới Giáp Thìn dành thời lượng lớn nội dung đăng tải các bài đối thoại đặc sắc đầu Xuân với Chủ tịch Hội Luật gia VN, TS. Nguyễn Văn Quyền và TS. Nguyễn Sỹ Dũng (nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng quốc Hội) về các chủ đề: “Lập pháp chủ động, hiệu quả và dấu ấn của Quốc hội năm 2023”; Phát huy vai trò, vị thế của Hội Luật gia VN đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”; “Hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu hội nhập, thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn tầm quốc tế”.
Đặc biệt năm 2023 mở ra quan hệ hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam với các nước, đối tác song phương và đa phương trong bối cảnh mới. Trong đó dấu ấn thành công nhất, đó là xác lập và nâng cấp quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ trở thành Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam và Nhật Bản trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới; Tiếp tục nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác với Trung Quốc và nhiều đối tác lớn, đối tác truyền thống khác; ký kết và đang triển khai 16 hiệp định thương mại tự do….
Từ những kết quả quan trọng của hoạt động đối ngoại năm 2023 của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nếu xét riêng ở góc độ ngoại giao kinh tế cho thấy, chuyển đổi số, công nghệ cao, phát triển xanh, năng lượng sạch là chủ đề xuyên suốt trong các văn kiện tuyên bố chung, hợp tác và trong các cuộc tiếp xúc, trao đổi, hội đàm. Hay nói cách khác phát triển kinh tế xanh, bền vững là xu thế chung của thế giới ngày nay.
Pháp lý có loạt bài nghiên cứu, phân tích và gợi mở vấn đề từ những sự kiện đặc biệt trên. Trong đó nổi bật là hai bài viết: “Cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các dòng dịch chuyển về thương mại, đầu tư chất lượng cao”; “Pháp luật về phát triển kinh tế xanh của một số nước và những gợi mở cho Việt Nam”
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường ra thế giới và tạo dựng được vị thế, thương hiệu Việt Nam. Năm 2023 tiếp tục đánh dấu sự thành công trong hành trình “vươn ra biển lớn” của một số doanh nghiệp Việt như Viettel, FPT, VinGroup hay Vinamilk… Các DN này đã thể hiện vai trò quan trọng trong dẫn dắt doanh nghiệp Việt Nam phát triển và hội nhập ngày một mạnh mẽ hơn.
Năm 2024 được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, bên cạnh sự kỳ vọng các chính sách điều hành linh hoạt, kịp thời và hiệu quả từ phía Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, cộng đồng doanh nghiệp còn trông đợi rất nhiều vào những đạo luật lớn được Quốc hội sửa đổi bổ sung để thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh.
Pháp lý sẽ giới thiệu tới độc giả cùng tìm hiểu những đạo luật lớn sẽ tác động tới kinh tế và cộng đồng doanh nghiệm năm 2024 qua bài: “Một số đạo luật lớn được sửa đổi bổ sung sẽ tác động tội tới kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp”. Cùng những kì vọng về sửa đổi chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam qua bài “Doanh nghiệp nhỏ và vừa kì vọng cơ hội hội nhập từ chính sách”.
Năm 2023, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế - tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều vụ án kinh tế - tham nhũng đặc biệt lớn được xử lý nghiêm minh, kịp thời, với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Qua công tác tố tụng các vụ án cho thấy pháp luật còn những bất cập, khoảng trống cần nghiên cứu sửa đổi bổ sung sớm, đặc biệt là pháp luật điều chỉnh hoạt động tổ chức tín dụng, pháp luật đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, đấu thầu, đấu giá, quản lý tài sản công, …
Đáng chú ý, Pháp lý Xuân Giáp Thìn còn giới thiệu để các nhà lập pháp, nhà quản lý, Doanh nhân, nhà đầu tư cùng tìm hiểu hệ thống pháp luật về đầu tư kinh doanh của một số nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là hệ thống pháp lý đầu tư kinh doanh thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ – Nước có nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất tại châu Á; “Singapore - Trung tâm tài chính quốc tế đặt nền tảng trên luật lệ”; Ngoài ra độc giả cũng được cập nhật khám phá những nét đặc sắc của những quốc gia an toàn nhất châu Á.
Ấn phẩm đặc biệt Pháp lý Tết Giáp Thìn 2024 còn có nhiều bài viết với nội dung đặc sắc, hấp dẫn, bổ ích tôn vinh nét đẹp, giá trị truyền thống của dân tộc, phong tục độc đáo, nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam ….
Với 128 trang viết được trình bày trang nhã và hiện đại, gồm các bài viết đặc sắc, hấp dẫn, …Ấn phẩm Pháp lý Xuân Giáp Thìn là món quà ý nghĩa mà TCPL trân trọng tri ân độc giả và những đối tác của TCPL nhân dịp Tết đến Xuân về ..!
Ấn phẩm đặc biệt Pháp lý Xuân Giáp Thìn ra mắt độc giả cả nước vào ngày 18/01/2024. Giá bìa 50.000 đồng/cuốn.
Tạp chí Pháp Lý
Kính mời độc giả đọc đón!