Hành lang pháp lý cho mô hình “kinh tế chia sẻ”: Kinh nghiệm thế giới tham khảo cho Việt Nam
(Pháp lý) - Những năm gần đây, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nên một thời đại “công nghệ số”, việc ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực đời sống trở thành xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Ở Việt Nam nhiều mô hình kinh doanh mới, mà gần gũi và phổ biến nhất là mô hình kinh tế chia sẻ, cùng nhiều khái niệm mới chưa được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành, dẫn đến cản trở đổi mới sáng tạo. Do đó, hoàn thiện pháp luật liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ sẽ giúp thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn và loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Những rủi ro, hệ lụy khi ký kết “hợp đồng giả cách” và một số giải pháp ngăn chặn
(Pháp lý) – Bản chất của hợp đồng giả cách là một loại hợp đồng xác lập một giao dịch dân sự giả tạo nhằm che dấu một giao dịch dân sự khác. Việc ký hợp đồng giả cách sẽ gây thiệt hại lớn cho một hoặc cả các bên tham gia giao dịch do loại hợp đồng sẽ bị vô hiệu hoặc có thể bị xử phạt hành chính thậm chí bị xử lý hình sự.
Các giải pháp hạn chế rủi ro từ đặt cọc công chứng trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Giao dịch về quyền sử dụng đất hiện nay diễn ra liên tục và phát triển về số lượng, với giá trị tài sản lớn thì việc các bên trong quan hệ chuyển nhượng giao kết hợp đồng đặt cọc công chứng để xác nhận nghĩa vụ, đảm bảo quá trình thực hiện đã trở nên phổ biến, cần thiết và chính đáng.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định nào?
(Pháp lý). Với lợi thế về nguồn vốn lớn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử, với mong muốn khai phá một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn. Pháp luật Việt Nam hiện nay về cơ bản đã có những quy định khá rõ ràng về điều kiện, thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong bài viết này, chúng tôi muốn cung cấp một số lưu ý quan trọng dành cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư quan trọng này.
Kinh nghiệm phát triển các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ngoài luật định tại Nhật Bản và một số gợi mở cho Việt Nam
(Pháp lý). Sự đa dạng của thực tiễn khiến giao dịch dân sự không ngừng thay đổi để đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong đời sống dân sự. Nhiều trường hợp, các bên thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ngoài các biện pháp bảo đảm được quy định theo luật. Một khi tranh chấp xảy ra, giá trị pháp lý của các thỏa thuận này đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan xét xử.
Nhận diện rủi ro và một số vấn đề pháp lý khi xuất khẩu hàng hóa và thanh toán quốc tế
(Pháp lý). Chính phủ Việt Nam đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và tận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại quốc tế, nổi bật là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trước bối cảnh đó, việc trang bị một số kiến thức cơ bản cho doanh nghiệp để nhận biết các rủi ro pháp lý khi xuất khẩu hàng hoá và thanh toán quốc tế là điều vô cùng cần thiết.
Nhận diện một số rủi ro trong soạn thảo Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Doanh nghiệp cần lưu ý
(Pháp lý). Bản chất nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh đặc thù, pháp luật điều chỉnh nội dung này cũng chứa đựng nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, quá trình soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không lưu tâm, chú trọng có thể gặp phải rủi ro khiến mục đích hợp đồng không đạt được trọn vẹn.
Khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh: Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?
(Pháp lý). Trong giai đoạn 2016 – 2020, cơ quan cạnh tranh đã giải quyết khoảng 56 vụ khiếu nại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh . Trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật và kinh nghiệm thực tế, chúng tôi sẽ giới thiệu và phân tích cụ thể những vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý để có sự chuẩn bị cần thiết khi tiến hành khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Bất cập quy định định giá tài sản khi góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp
(Pháp lý) – Pháp luật về doanh nghiệp quy định ngoài tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, các tổ chức và cá nhân được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác,… nếu tài sản đó có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu từ thực tế cho thấy, quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này còn một số bất cập.
Pháp luật về Hợp đồng điện tử tại một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam
(Pháp lý) – Thực tiễn ở các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng, để thúc đẩy hợp đồng điện tử phát triển, bên cạnh những yếu tố mang tính kỹ thuật như: thiết bị đầu cuối, cơ sở hạ tầng viễn thông... thì cần phải tạo lập một hành lang pháp lý vững chắc.
Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thông minh theo kinh nghiệm pháp luật Hoa Kỳ
Bài viết phân tích tổng quan về hợp đồng thông minh, nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật Hoa Kỳ và phân tích pháp luật Việt Nam hiện hành về các khía cạnh pháp lý của hợp đồng thông minh, từ đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng thông minh, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế số trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.
Hủy niêm yết cổ phiếu và những vấn đề pháp lý nhà đầu tư cần biết
(Pháp Lý) - Thời gian qua đã có một số doanh nghiệp bị cơ quan chức năng hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Việc huỷ niêm yết chứng khoán có ý nghĩa rất quan trọng như: tạo một môi trường đầu tư minh bạch, đồng thời thanh lọc, loại bỏ những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường; giúp doanh nghiệp hoạt động minh bạch hơn, có trách nhiệm với các nhà đầu tư hơn. Sau đây là những vấn đề pháp lý cơ bản về cổ phiếu bị hủy niêm yết mà nhà đầu tư cần biết.
Kinh nghiệm một số quốc gia về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài - Gợi mở hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam
(Pháp lý) . Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những điều chỉnh phù hợp với chuẩn mực quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. Tuy nhiên, quy định việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, cần sớm nghiên cứu sửa đổi.
Pháp luật về giám sát thị trường chứng khoán trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
(Pháp lý) – Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vừa qua phát hiện những vụ thao túng, làm giá. Không chỉ vậy, lợi dụng mạng xã hội, một số đối tượng đã phát tán những thông tin chưa có kiểm chứng, tin giả mạo gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của TTCK và gây thiệt hại cho nhà đầu tư, đồng thời gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc phát hiện và xử lý. Điều này đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn để giám sát TTCK và nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán.