Chế tài đối với pháp nhân thương mại phạm tội: Qui định của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
(Pháp lý) – Bộ luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam lần đầu qui định trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Theo đó, hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại được quy định tương đối phong phú như: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn…
Sự "nổi dậy " của Trí tuệ nhân tạo “AI”: ngành Luật Việt Nam có cần phải đối phó?
Một câu hỏi: Hội nhập quốc tế, tham gia mọi lãnh vực chính trị kinh tế toàn cầu, ngành tư pháp quốc gia nay có phải bắt buộc chuẩn bị và sửa soạn đáp ứng cho các thay đổi cần thiết từ các phát triển công nghệ tiên tiến thế giới, nhất là sự nổi dậy gần đây của trí tuệ nhân tạo, Artificial Intelligence, “AI”?
Qui định về đăng kiểm xe cơ giới ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam
(Pháp lý) – Đăng kiểm xe cơ giới là hoạt động rất cần thiết, nhằm bảo đảm an toàn cho người điều khiển phương tiện lẫn người tham gia giao thông. Tuy nhiên sau khi xảy ra các sự cố của hoạt động đăng kiểm xe cơ giới ở VN thời gian gần đây, đòi hỏi cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước để nhanh chóng sửa đổi, hoàn thiện các qui định liên quan.
Nhận diện đúng nguyên nhân chính của tham nhũng, tiêu cực
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cục, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta trọng sạch, vững mạnh” được ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng ta có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam đang được Đảng ta lãnh đạo với quyết tâm không có vùng cấm, không có ngoại lệ; không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào; đồng thời,thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của Đảng ta về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay.
Từ những đại án chống tham nhũng có thực… đến các bộ phim chính luận hấp dẫn khán giả
(Pháp lý) - Dòng phim chính luận thời gian qua đã “đụng chạm” vào nhiều vấn đề nóng của xã hội. Đặc biệt khi mấy năm gần đây, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ngày càng quyết liệt, triệt phá nhiều đại án lớn…cũng là cốt liệu cho phim chính luận ngày càng hấp dẫn khán giả. Đấu trí; Sinh Tử và trước đó là Chạy án, Chủ tịch tỉnh… là những bộ phim như vậy.
Ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra TW : Quan trọng nhất là lựa chọn nhân sự và giám sát quyền lực Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực
(Pháp lý) - Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Pháp lý về về chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, thành phố về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Ngô Văn Sửu cho rằng: Quan trọng nhất là khâu lựa chọn nhân sự.
Sửa luật để ngăn chặn hành vi thông đồng “thổi giá” từ các Doanh nghiệp Thẩm định giá
(Pháp Lý) - Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá theo quy định tại Điều 29 của Luật Giá 2012 phải bảo đảm tính tính trung thực, khách quan, không phụ thuộc vào bên mua hay bên bán. Song trên thực tế cho thấy, thẩm định viên và tổ chức có chức năng thẩm định giá vẫn có thể đưa ra giá thẩm định thấp cho bên mua hoặc giá cao cho bên bán, tùy theo lợi ích của bên thuê thẩm định giá. Vậy kẽ hở của luật nằm ở đâu ? Giải pháp nào để ngăn chặn những vụ “ thổi giá” từ các doanh nghiệp Thẩm định giá ?
Hai kẽ hở lớn trong Luật Giá và Luật Đấu thầu
(Pháp lý) – Nghiên cứu từ các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu trong mua sắm thiết bị y tế bị cơ quan điều tra phát hiện và khởi tố thời gian qua, Tạp chí điện tử Pháp lý đã từng đăng tải một số bài viết phân tích và chỉ ra những lỗ hổng lớn trong 2 Luật quan trọng có liên quan – Luật Giá và Luật đầu thầu , đồng thời kiến nghị sửa luật để ngăn chặn hành vi thông đồng “thổi giá” từ các doanh nghiệp thẩm định giá…
Vai trò của các cơ quan tư pháp trong đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh an toàn
(Pháp lý) - Từ lâu, Chính phủ đã đề ra chủ trương yêu cầu các cơ quan Tư pháp không hình sự hoá quan hệ kinh tế. Bên cạnh việc không hình sự hoá các quan hệ kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp còn mong muốn các cơ quan Tư pháp phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư (trong đó đặc biệt là quyền tài sản) khi có những tranh chấp, kiện tụng xảy ra.
Chỉ nên giảm xử lý hình sự tội phạm tham nhũng khi kiểm soát được thu nhập của cán bộ và bổ sung tội làm giàu bất hợp pháp
(Pháp lý) – Trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) việc thu hồi tài sản là trọng tâm, cốt lõi. Do đó, đề xuất PCTN,TC theo hướng “tăng phòng ngừa, giảm xử lý hình sự mà thay thế bằng khởi kiện dân sự và tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả” là một giải pháp hay, sẽ khuyến khích được người vi phạm tự nguyện nộp lại tài sản tham nhũng. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất này chưa khả thi trong thời điểm hiện tại, bởi hai nguyên do quan trọng: chúng ta chưa có cơ chế để có thể kiểm soát được tài sản thu nhập thực của quan chức và chưa luật hóa được hành vi làm giàu bất hợp pháp…
Hội Luật gia VN tăng cường năng lực cho đội ngũ tư vấn viên
(Pháp lý) - Để nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, Hội Luật gia Việt Nam xác định khâu then chốt là tăng cường năng lực cho đội ngũ tư vấn viên.
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 244 Bộ luật Hình sự để có căn cứ xử lý người ký quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án qui hoạch xây dựng trái pháp luật.
(Pháp lý) - Thanh tra của Bộ Xây dựng vừa ban hành kết luận chỉ ra hàng loạt sai sót, vi phạm về quy hoạch, xây dựng tại tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội)… Không chỉ riêng ở Hà Nội, có thể nói thực trạng vi phạm pháp luật quy hoạch trong xây dựng đã và đang tồn tại ở nhiều địa phương. Nhiều ý kiến cho rằng, để ngăn chặn tình trạng này, đã đến lúc phải áp dụng không chỉ chế tài phạt kinh tế đối với các doanh nghiệp vi phạm mà cần cả chế tài nặng đối với quan chức đã tiếp tay, bao che, xé rào cho DN vi phạm pháp luật qui hoạch.
Giám sát quyền lực cơ quan bảo vệ pháp luật: Cần tăng cường chế tài bên trong và cơ chế giám sát bên ngoài
(Pháp lý) – Tại buổi Tọa đàm về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, do Ban Nội chính Trung ương tổ chức vào ngày 13/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái thẳng thắn nhìn nhận: “Cơ chế kiểm soát quyền lực (KSQL) trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao; cơ chế KSQL và chế tài xử lý vi phạm ở nhiều lĩnh vực chưa có hoặc có nhưng chưa cụ thể, hiệu quả thực thi thấp; tình trạng lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực vẫn xảy ra trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây bức xúc trong xã hội”. Có thể nói phát biểu của Phó Thủ tướng đã khái quát gần như đầy đủ về thực trạng PCTN, TC và thẳng thắn chỉ ra những bất cập kiểm soát quyền lực (KSQL) trong các cơ quan bảo vệ pháp luật hiện nay…
Công lý vượt qua pháp luật
(Pháp lý) - Là một Thẩm phán, làm đến Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời là Trung tướng, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, nhưng suốt cả cuộc đời gắn bó với hoạt động xét xử ông chưa từng tuyên một bản án tử hình nào, trường hợp nào ông cũng tìm thấy lý do để họ được sống…