Phát triển ngân hàng số và một số vấn đề đặt ra trong phòng, chống tội phạm
(Pháp Lý). Thời gian gần đây đã ghi nhận quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ của toàn ngành ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với đó là những nguy cơ nảy sinh một số vi phạm pháp luật, thậm chí là tội phạm công nghệ cao khi ngân hàng số được đưa vào triển khai, hiện thực hóa.
Một số vướng mắc về thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
(Pháp lý). Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là “thủ tục M&A approval”) là một thủ tục tiên quyết mà tổ chức kinh tế (sau đây gọi là “doanh nghiệp”) cần thực hiện trước khi tiếp nhận nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài trong một số trường hợp. Đây là một thủ tục phổ biến hiện nay, tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục này trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài vẫn gặp những khó khăn, vướng mắc.
Kiến nghị hoàn thiện qui định pháp lý về hình thức đấu thầu “chào hàng cạnh tranh”
(Pháp lý) – Chào hàng cạnh tranh (CHCT) là một trong các hình thức đấu thầu được quy định trong Luật Đấu thầu 2023 để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện hợp đồng bên cạnh các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp… nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước và đề xuất bổ sung ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam
(Pháp lý). Nghiên cứu cho thấy nhiều nước trên thế giới đã có những chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ. Hiện Bộ Tài chính của Việt Nam cũng đã hoàn thiện dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chuẩn bị trình Chính phủ trình Quốc hội. Tại dự thảo Luật sửa đổi mới nhất bổ sung nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ, khởi nghiệp sáng tạo, cơ quan báo chí…
Kinh nghiệm quản lý, giám sát kiểm toán độc lập tại một số quốc gia và một số đề xuất tham khảo cho Việt Nam
(Pháp lý) –Là quốc gia đi sau các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia phát triển sẽ giúp Việt Nam đạt hiệu quả trong quá trình phát triển dịch vụ kiểm toán độc lập.
Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng
(Pháp lý). Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (có hiệu lực ngày 1/7/2024) đã đưa ra một số quy định nhằm kiểm soát, siết chặt tình hình sở hữu chéo. Tuy nhiên để tăng cường hiệu lực thực thi luật, đặc biệt ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng, chặn không để xảy ra đại án như đã xảy ra tại SCB, thì cần nhiều giải pháp đồng bộ…
Phân biệt giữa trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và trái phiếu phát hành ra công chúng
Theo qui định của pháp luật, cả 2 phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ và phát hành ra công chúng có khá nhiều điểm chung như phải có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được phê duyệt; tổ chức phát hành phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm....nhưng, cũng có rất nhiều điểm khác biệt đáng lưu ý giữa 2 phương án mà nhà đầu tư cần biết.
Nâng cao năng lực bảo mật cho doanh nghiệp
Việt Nam gần đây đã lọt vào tốp 10 quốc gia bị tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhiều nhất thế giới. Mã độc này đã tăng đột biến trong năm 2023 khi tỷ lệ doanh nghiệp, tổ chức bị tấn công là 66%. Tuy nhiên, chỉ tính riêng nửa đầu năm 2024, con số này đã lên tới 59%.
Thực trạng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán độc lập từ góc độ một số đại án và kiến nghị
(Pháp lý) – Kiểm toán độc lập (KTĐL) giữ vai trò quyết định để một báo cáo tài chính của doanh nghiệp trung thực và có chất lượng. Nếu một báo cáo tài chính không trung thực được doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động đầu tư kinh doanh sẽ làm phát sinh hậu quả không lường được. Điều đó đã được chứng minh qua hàng loạt đại án xảy ra gần đây từ Tân Hoàng Minh, FLC đến Vạn Thịnh Phát. Qua nghiên cứu các đại án này cho thấy qui định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán độc lập còn bất cập, hạn chế.
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ bên nhận thế chấp tài sản trong mối quan hệ với bên thuê tài sản thế chấp
(Pháp lý). Nghiên cứu từ thực tế cho thấy, trong mối quan hệ giữa bên nhận thế chấp và bên thuê tài sản thế chấp, thì bên nhận thế chấp sẽ gặp một số rủi ro nhất định trong quá trình xử lý tài sản thế chấp, nếu tài sản đang được cho thuê. Do đó, tham khảo pháp luật một số quốc gia nhằm hoàn thiện pháp luật VN để bảo vệ bên nhận thế chấp tài sản trong mối quan hệ với bên thuê tài sản thế chấp là cần thiết.
Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp khai thác khoáng sản khi chưa hoàn tất thủ tục thuê đất
(Pháp lý). Trong số những vấn đề pháp lý mà nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản quan tâm, đó là hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp khai thác khoáng sản mà chưa hoàn tất thủ tục pháp lý về thuê đất. Liệu trong trường hợp này, doanh nghiệp có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội khai thác khoáng sản trái phép không ?
Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai, kinh doanh BĐS và nhà ở theo các Luật sửa đổi mới
(Pháp lý). Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) – 3 đạo luật đặc biệt quan trọng có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 tới đây sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội.
Ủy thác mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài và quy định của pháp luật Việt Nam
Hiện nay, một trong các hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện tại Việt Nam là mua cổ phần, phần vốn góp tại các công ty được thành lập ở Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư 2020. Có thể nói, đây là một hình thức đầu tư mang lại nhiều sự thuận tiện cho nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay các thủ tục liên quan khác như mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Direct Investment Capital Account, “DICA”) cho công ty trong trường hợp thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam.
Các giải pháp đẩy mạnh công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam
(Pháp lý). Hiện nay, rửa tiền đã và đang trở thành một vấn nạn đối với nhiều quốc gia trên thế giới và là vấn đề được cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh, tự do hóa, toàn cầu hóa và khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phương thức, thủ đoạn rửa tiền ngày càng đa dạng, tinh vi, phức tạp và hoạt động rửa tiền được mở rộng ở quy mô toàn cầu.