Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát hiện và xử lý tội phạm chứng khoán.
(Pháp Lý). Thực tế cho thấy, bên cạnh các mặt tích cực, tình trạng vi phạm pháp luật chứng khoán diễn ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Trong khi đó, công tác phát hiện và xử lý loại tội phạm này đang gặp một số khó khăn vướng mắc, đòi hỏi các cơ quan quản lý cần nghiên cứu để có những giải pháp mới phù hợp thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm chứng khoán.
Nhận diện thủ đoạn phổ biến của tội phạm trong lĩnh vực đấu thầu và kiến nghị giải pháp phòng, chống.
(Pháp lý) - Nghiên cứu các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra ở nhiều địa phương, chúng tôi nhận thấy, ở mỗi lĩnh vực khác nhau, các đối tượng sử dụng một số chiêu thức thủ đoạn hết sức tinh vi như: lợi dụng lỗ hổng pháp luật để chỉ định thầu; cài cắm điều khoản nhằm hướng thầu; thiết lập liên minh, “quân xanh, quân đỏ” để thông thầu, quây thầu… Do đó, để sớm phát hiện và ngăn chặn tội phạm trong lĩnh vực này cần tăng cường đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần sớm nghiên cứu ban hành những bộ nhận diện hành vi sai phạm trong đấu thầu đối với từng lĩnh vực cụ thể.
Nhận diện 7 thủ đoạn “rửa tiền” được tội phạm sử dụng trong giai đoạn hiện nay
(Pháp lý) – Nghiên cứu cho thấy, cùng với các hình thức “rửa tiền” thông dụng trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm phát sinh sự gia tăng về tội phạm rửa tiền thông qua công nghệ cao, núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau, khiến cho việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Từ các vụ án mà cơ quan có chức năng phát hiện và xử lý, chúng tôi hệ thống và nhận diện lại một số thủ đoạn “rửa tiền” điển hình được tội phạm sử dụng phổ biến trong giai đoạn hiện nay…
Những điểm đặc biệt trong tố tụng đại án AIC và việc vận dụng các qui định pháp luật hình sự liên quan
(Pháp Lý) - Ngày 4/1/2023, TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (Công ty AIC), và 35 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty AIC. Nhìn lại toàn bộ quá trình tố tụng vụ án cho thấy nhiều điểm đặc biệt, hiếm có tiền lệ, đặc biệt cho thấy sự khẩn trương, quyết liệt của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc điều tra, truy tố, kịp thời đưa ra xét xử vụ án ngay cả khi có nhiều bị can, bị cáo đang bỏ trốn.
Quyết định thi hành án chủ động được pháp luật quy định thế nào?
(Pháp lý) - Liên quan đến “nội chiến” ở Xây dựng Hòa Bình, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định thi hành án chủ động số 1561/QĐ-CTHADS ngày 19/01/2023, buộc hoãn thi hành ba nghị quyết HĐQT ban hành nửa cuối tháng 12/2022. Vậy quyết định thi hành án chủ động được pháp luật quy định như thế nào?
Những chiến công của Bộ Công an trong công tác đấu tranh chống tội phạm kinh tế, tham nhũng, chức vụ
(Pháp lý) - Năm 2022, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục ra quân đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng, không vùng cấm đối với tội phạm kinh tế, tham nhũng, chức vụ. Theo đó hàng nghìn vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ đã được phát hiện, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử. Đóng góp trực tiếp vào những chiến công đó, không thể không kể đến những nỗ lực, sự quyết liệt và mưu trí trong điều tra phá án của các chiến sĩ công an đang công tác tại Bộ Công an.
Nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự đối với các bản án kinh doanh, thương mại
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 13/1/2023 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự (THADS) đối với các bản án, quyết định kinh doanh, thương mại (KDTM) giai đoạn 2023 – 2028.
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có bước tiến mới
Ngày 12/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp phiên thứ 23 để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2022, xác định chương trình công tác năm 2023. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Chuyên gia pháp luật: Thành công trong đấu tranh với tội phạm “Đưa - Nhận hối lộ” thời gian qua đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
(Pháp lý) - Ở đâu có tham nhũng, tiêu cực, ở đó có đưa hối lộ, nhận hối lộ. Loại tội phạm này diễn ra phức tạp, ở nhiều cấp độ khác nhau, gây ảnh hưởng rất xấu, hậu quả rất nghiêm trọng.
Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Sáng 11/1, Ban Nội chính Trung ương gặp mặt báo chí giới thiệu cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tập trung thanh tra những lĩnh vực nhạy cảm; giải quyết kịp thời, dứt điểm khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở
Tập trung thanh tra những ngành, lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực; giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng quy định những vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở; tiến hành thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng... nhằm chấn chỉnh quản lý, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực.
Từ các vụ án thao túng chứng khoán: Nhà đầu tư cần làm gì để tránh mắc “bẫy”
(Pháp Lý) – Nghiên cứu pháp luật điều chỉnh lĩnh vực chứng khoán, chúng tôi nhận thấy pháp luật đã có quy định khá rõ ràng và đầy đủ các hành vi thao túng chứng khoán, nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước sớm phát hiện và ngăn chặn, giúp các nhà đầu tư dễ dàng nhận diện và tránh “dính bẫy”. Thế nhưng vì sao nạn thao túng giá chứng khoán vẫn diễn ra nghiêm trọng, nhà đầu tư vẫn dễ dàng “dính bẫy” ?
Thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua lợi dụng phương thức đa cấp và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống
(Pháp Lý). Dù mới tồn tại ở Việt nam hơn 10 năm nhưng loại hình kinh doanh đa cấp đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy các hình thức kinh doanh khác. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế thị trường, tự do lựa chọn các loại hình kinh doanh, trong đó có phương thức bán hàng đa cấp (BHĐC) và sự bất cập trong quản lý hình thức kinh doanh này để hoạt động phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế,…
Từ đại án AIC: Luật sư kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kiểm soát, kê biên tài sản
(Pháp lý) - Trao đổi với phóng viên Tạp chí Pháp lý xung quanh kiến nghị của VKSND TP.Hà Nội về việc chuyển cơ quan công an điều tra làm rõ chủ sở hữu của khối tài sản trong đại án AIC, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng việc điều tra làm rõ chủ sở hữu khối tài sản bị kê biên trong vụ án là cần thiết để đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự một cách khách quan, triệt để và đúng pháp luật nhất. Cũng theo vị chuyên gia, trường hợp kết quả điều tra xác minh nếu nguồn gốc tài sản là do phạm tội mà có, hoặc nếu có dấu hiệu của tội rửa tiền thì cần phải xử lý nghiêm…