Những hạn chế, bất cập của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh xăng dầu.
(Pháp lý) – Thời gian gần đây, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng, dầu diễn ra rất phức tạp, gây nhiều hệ lụy, làm thất thu ngân sách, tạo môi trường kinh doanh bất bình đẳng... Nghiên cứu cho thấy, bên cạnh nguyên nhân từ sự liều lĩnh bất chấp các quy định của pháp luật nhằm kiếm lời bất chính của một số đối tượng, còn có một phần nguyên nhân từ những “lỗ hổng”, bất cập trong các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh xăng dầu .
Cần tăng chế tài xử lý tội phạm trong lĩnh vực Đấu thầu nặng như tội Tham ô tài sản.
(Pháp lý) – Vụ án “Vi phạm quy định về đầu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, được dư luận đặc biệt quan tâm. Bởi, không chỉ mức độ nghiêm trọng về hậu quả mà các bị can gây ra mà còn cho thấy, cuộc chiến chống tham nhũng và tiêu cực không có ngoại lệ và không có “vùng cấm”. PV Pháp lý đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Luật sư Lưu Bá Khiết – Đoàn Luật sư TPHCM về một số kẽ hở của luật Giá; luật Đấu thầu và chế tài đối với tội phạm trong lĩnh vực đấu thầu…
Bộ Tư pháp phải “mạnh” hơn trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Bộ Tư pháp phải tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò là cơ quan đại diện pháp lý của Chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế trong bối cảnh Việt Nam đã ký một loạt các hiệp định bảo hộ đầu tư với các nước.
Trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố
Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Thông tư liên tịch quy định về phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Bộ Công an tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023
Sáng 19/12/2022, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương (CATW), Bộ Công an tổ chức trọng thể Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 để đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác công an năm 2022. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy CATW, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Quy tắc ứng xử và kiểm soát xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo pháp luật phòng, chống tham nhũng
Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
Pháp luật quy định như thế nào về việc xét xử vắng mặt đối với bị can đang bị truy nã?
Vừa qua, cơ quan điều tra đã yêu cầu nhiều đối tượng đang bị truy nã ra đầu thú. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về việc xét xử vắng mặt đối với bị can đang bị truy nã?
5 giải pháp quan trọng nâng cao tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng.
(Pháp lý) - Từ năm 2016 đến 2021, cơ quan chức năng đã phát hiện 1.300 vụ án tham nhũng gây thất thoát gần 32.000 tỷ đồng, trong đó đã đưa ra xét xử khoảng 1.100 vụ, số tiền thu hồi gần được 26.500 tỷ. Theo đánh giá, mặc dù kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước, song tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước phát hiện qua điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa cao.
Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và các giải pháp phòng ngừa
( Pháp Lý). Trong thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ta có những diễn biến hết sức phức tạp, gây thiệt hại không nhỏ về tài sản của Nhà nước, xã hội, công dân, cũng như tác động tiêu cực tới tình hình an ninh trật tự. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra một số nguyên nhân của tình hình tội phạm tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Nghiên cứu các vụ án về tham nhũng và chức vụ: Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
(Pháp lý) – Nghiên cứu các vụ án tham nhũng, chức vụ có quan chức bị khởi tố, điều tra và xử lý về hành vi “Nhận hối lộ” thời gian qua cho thấy, các đối tượng đã sử dụng rất nhiều chiêu thức, thủ đoạn tinh vi để xoá dấu vết, che giấu hành vi nhận hối lộ của mình. Do đó cơ quan chức năng cần khẩn trương nghiên cứu cơ chế xử lý hình sự hành vi làm giàu bất chính và tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Những chiến công của C03 và kiến nghị quan trọng của Bộ Công an về các lỗ hổng chính sách pháp luật kinh tế.
(Pháp lý) - Có thể nói, những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực của nước ta đã có những chuyển động mạnh mẽ, quyết liệt, xử lý tội phạm không có vùng cấm, thu được nhiều kết quả rất quan trọng.
Nhận diện những lỗ hổng pháp luật về doanh nghiệp, đất đai và quản lý sử dụng tài sản công qua vụ bán rẻ “đất vàng” xảy ra tại Bình Dương.
(Pháp lý) – 'Đại án' gây thất thoát trên 5.700 tỉ đồng cho NSNN xảy ra ở Bình Dương mới đây đã được TANDTP Hà Nội đưa ra xét xử. Nghiên cứu “đại án” đặc biệt nghiêm trọng này và soi chiếu với các qui định pháp luật hiện tại, chúng tôi nhận thấy còn không ít bất cập, lỗ hổng pháp luật về doanh nghiệp; đất đai và quản lý sử dụng tài sản công cần được các cơ quan chức năng khẩn trương sửa đổi.
Từ những điểm chung trong các vụ án sai phạm đất đai: Kiến nghị bịt các lỗ hổng trong cơ chế giao đất và giá đất.
(Pháp lý) – Nghiên cứu các vụ án sai phạm trong quản lý đất đai tại Khánh Hoà, Tp.HCM, Bình Dương... đều có những sại phạm tương tự như chỉ định thầu trái quy định; giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá…
Qui định của pháp luật về những trường hợp bị đóng băng, tạm dừng biến động tài sản
(Pháp Lý). Khi điều tra các vụ án lừa đảo, kinh tế, chức vụ, tham nhũng, cơ quan chức năng sẽ thực hiện yêu cầu tạm dừng biến động tài sản để phục vụ điều tra. Bởi tài sản của những đối tượng bị điều tra có thể do phạm tội mà có, do những đối tượng này thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt, tham nhũng... để thu lợi bất chính …Vậy pháp luật qui định trong trường hợp nào cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp tạm dừng biến động tài sản?