Những bí mật của Tết
Từ cách đây mấy năm và cho tới bây giờ, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng tết dương lịch thay vào. Lý do của họ thật đơn giản.
Chân dung người vừa nhận giải thưởng VinFuture trị giá 3 triệu USD: Nữ giáo sư cứu cả thế giới từ nghiên cứu ban đầu bị cười nhạo, bất kỳ ai cũng nên gửi lời cảm ơn tới bà
Người vừa nhận giải thưởng VinFuture trị giá 3 triệu USD là một nữ tiến sĩ có công cứu thế giới, tất cả mọi người sẽ mãi biết ơn bà.
Các chuyên gia dự đoán lạm phát, chính trị và thương mại toàn cầu là 2 nhân tố lớn ảnh hưởng tới kinh tế thế giới 2022
Kinh tế thế giới năm 2022 đã có những dự đoán mới và cập nhật hơn từ các chuyên gia đến từ Vương quốc Anh cho rằng 2 yếu tố ảnh hưởng chính là lạm phát; chính trị và thương mại toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi số và cải cách thể chế Việt Nam
Chính sách tăng trưởng kinh tế vừa qua đã giúp quốc gia khai thác được các nguồn lực để nâng cao đời sống vật chất của người dân. Tuy nhiên, tăng trưởng nhưng không chú trọng đến tính bền vững của môi trường sống và tính minh bạch, giải trình của hệ thống đã dẫn đến những hệ lụy về tham nhũng, thất thoát, tổn hại môi trường và phân hóa giàu nghèo.
Chính sách “Không COVID-19” của Trung Quốc và tác động đối với thị trường toàn cầu
Nếu đợt bùng phát COVID-19 do biến thể Omicron lắng xuống vào cuối tháng Ba, Trung Quốc sẽ có cơ hội rõ ràng để “hạ nhiệt” các biện pháp phòng, chống đại dịch và mở cửa trở lại với thế giới bên ngoài.
Thế giới sẽ tiếp tục hưởng lợi từ cạnh tranh Trung – Mỹ như thế nào trong năm mới?
Mặc dù cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới vẫn chưa đến hồi phân thắng bại nhưng cũng không ít lần hai bên sẵn sàng hợp tác với nhau đối với những lĩnh vực chung như biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc giúp cải thiện cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận đối với các quốc gia đang phát triển từ châu Phi đến châu Mỹ Latinh.
Nước Mỹ và cuộc chiến tình báo kinh tế
Theo Viện thống kê Mỹ, cứ xem xét trung bình 1.000 công ty thì xảy ra 2,5 vụ án tình báo kinh tế và giá trị thiệt hại mỗi vụ lên đến 500.000 USD. Con số này trên thực tế có thể lớn hơn nhiều, nhưng nhiều vụ đã bị cố ý ém nhẹm vì sợ những gì được tiết lộ sẽ tác động đến lợi nhuận, hoặc không hề biết hệ thống của mình đã bị hack.
Nhìn lại quan hệ Mỹ-Trung năm 2021: Cuộc khủng hoảng mới hay cạnh tranh chiến lược có trách nhiệm hơn?
Kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống vào tháng 1/2021, giọng điệu và chiến thuật cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc đã dần trở nên rõ ràng. Quan hệ Mỹ-Trung vừa cho thấy tính liên tục vừa có những thay đổi, và mọi hoạt động tương tác giữa hai nước đều thu hút sự quan tâm của thế giới.
Omicron - Lạm phát: Biến cố xoay trục chính sách của các ngân hàng trung ương
Với những rủi ro, bất định mà đại dịch gây ra cho nền kinh tế và lạm phát trở thành chủ đề nóng nhất, nhiều Ngân hàng Trung ương đã đưa ra quyết định của mình.
Chính sách mới của FED và tác động tới Việt Nam
Fed cho biết, sẽ đẩy nhanh quá trình giảm mua trái phiếu hàng tháng. Trong đó, Fed đã giảm mua tài sản khoảng 15 tỷ USD trong tháng 11 và sẽ nâng mức giảm lên 30 tỷ USD trong tháng 12/2021. Từ tháng 1/2022, Fed chỉ mua 60 tỷ USD tài sản mỗi tháng, bằng một nửa so với mức mua tài sản 120 tỷ USD trước đây. Sau khi kết thúc chương trình mua tài sản vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân, Fed kỳ vọng sẽ bắt đầu nâng lãi suất trở lại.
Cơ hội lớn từ các thỏa thuận hàng chục tỷ USD giữa Việt Nam và Nhật Bản
Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, lãnh đạo các địa phương và nhiều doanh nghiệp khẳng định chuyến thăm đã đạt được những kết quả toàn diện, vừa cụ thể, thiết thực, vừa có ý nghĩa chiến lược, thúc đẩy những dự án cụ thể và mở ra nhiều triển vọng trong quan hệ hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp của hai nước.
Bài học đắt giá từ làn sóng dịch ở châu Âu: Chỉ vắc-xin vẫn chưa đủ
Đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 mới, nhiều quốc gia châu Âu nhận ra rằng ngay cả tỉ lệ tiêm chủng cao cũng không đủ để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Khi chương trình tiêm chủng của Tây Âu đạt được bước tiến vào đầu năm 2021, nhiều lãnh đạo trong khu vực tuyên bố, vắc-xin là công cụ giúp họ thoát khỏi đại dịch Covid-19 nhanh chóng để trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng một viễn cảnh khác đang diễn ra, khi làn sóng lây nhiễm mới trước thềm mùa đông đảo ngược hoàn toàn hướng đi ấy.
Ireland, quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng hàng đầu châu Âu với 75% dân số đã được tiêm 2 mũi vắc-xin, tuần rồi đã ban bố giờ giới nghiêm nửa đêm đối với ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn giữa lúc số ca mắc Covid-19 trong nước tăng vọt.
Ở Bồ Đào Nha - nơi 87% dân số đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 - chính phủ đang cân nhắc các biện pháp mới khi số ca nhiễm tăng dần.
Nước Anh đã phải chịu đựng một làn sóng lây nhiễm kéo dài và dai dẳng, ngày 20/11 ghi nhận thêm 40.941 ca mắc và 150 ca tử vong sau 24 giờ dù Thủ tướng Boris Johnson từng ca ngợi chiến dịch tiêm phòng sớm của cả nước.
Tất cả thực tế này vẫn diễn ra dù một điều không thể chối cãi là vắc-xin vẫn đang phát huy tác dụng. Giờ đây các quốc gia nhận ra rằng ngay cả tỉ lệ tiêm chủng cao cũng không đủ để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, đặc biệt là khi hiệu quả của vắc-xin có thể sụt giảm.
Theo các chuyên gia, vắc-xin thôi là chưa đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Vắc-xin tiếp tục tạo khả năng bảo vệ cao, chống lại nguy cơ mắc Covid-19 nặng và tử vong - chuyên gia Charles Bangham của Trường đại học Hoàng gia London (Anh) khẳng định với CNN.
Dù vậy, ông Bangham lưu ý rằng Delta là một biến thể có khả năng lây nhiễm mạnh trong khi các biện pháp phòng chống dịch không còn được theo dõi sát sao ở một số quốc gia. Nói theo cách của ông Ralf Reintjes, chuyên gia đến từ Trường đại học Khoa học Ứng dụng Hamburg (Đức), chỉ vắc-xin thôi là chưa đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Giới chuyên gia không ngạc nhiên khi thấy những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao như Hà Lan tái áp đặt lệnh phong tỏa, bởi ngay cả một nhóm nhỏ không tiêm cũng có thể gây ra làn sóng lây nhiễm mới.
"Những gì đang xảy ra ở Hà Lan là một dịch bệnh của những người chưa tiêm chủng. Khoảng 10% công dân trên 12 tuổi tại đây chưa được tiêm vắc-xin. Virus đang lây lan ở nhóm này, điều đã được dự đoán", chuyên gia Sam McConkey của Trường đại hoc Y dược và Khoa học Sức khỏe RCSI (Hà Lan) nhận định.
Ireland cũng chứng kiến số ca mắc tăng bởi một lượng nhỏ người chưa tiêm phòng vẫn có thể truyền bệnh. Với dân số 5 triệu người, có khoảng 1 triệu người Ireland vẫn chưa được bảo vệ.
Sam McConkey - chuyên gia tại Trường đại học Y khoa và Khoa học Sức khỏe RCSI ở Dublin - lưu ý hầu hết trẻ em chưa được tiêm chủng, ca lây nhiễm đột phá ở những người già và dễ bị tổn thương, những người khỏe mạnh, không có triệu chứng đang mắc và truyền virus. "Những điều trên kết hợp lại khiến bệnh viện chật kín", ông nói.
Người dân xếp hàng chờ tiêm chủng tại Vienna ngày 18/11 khi chính phủ Áo áp lệnh cấm đối với những người chưa tiêm đầy đủ (Ảnh: Reuters).
Các nhà lãnh đạo trên khắp châu Âu ngày càng thất vọng với nhóm người không chịu tiêm chủng dù trong nhóm hợp lệ. Tuần qua, Phó thủ tướng Ireland Leo Varadkar nói, đáng lẽ Ireland sẽ không phải tái áp đặt hạn chế nếu mọi người đều đi tiêm phòng. Một bước tiến ấn tượng khác là Áo thông báo bắt buộc chủng ngừa cho mọi người dân kể từ tháng 2/2022.
Tuy nhiên, bất kể tỉ lệ tiêm chủng của một quốc gia có ấn tượng đến đâu, các chuyên gia chỉ ra việc áp dụng và tuân thủ hạn chế theo từng mức độ có thể dẫn tới kết quả khác nhau.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, với tỉ lệ tiêm chủng lần lượt là 80% và 87% dân số, nới lỏng các quy định trong những tháng gần đây. Nhưng, họ đã tránh được hệ quả tồi tệ nhờ áp dụng biện pháp giảm thiểu.
“Người Tây Ban Nha đặc biệt cẩn thận, như sử dụng khẩu trang và giãn cách xã hội", Ana M Garcia - Giáo sư về y tế công cộng tại đại học Valencia - cho biết. "Họ tuân thủ đeo khẩu trang bắt buộc ở trong không gian kín và nhiều người vẫn sử dụng khẩu trang ngoài trời".
Mặc dù đạt được tỉ lệ tiêm chủng cao, bán đảo Iberia vẫn thận trọng theo hướng bình thường mới, khi người dân vẫn phải đeo khẩu trang nếu di chuyển bằng phương tiện công cộng. Nhiều chuyên gia cho rằng hai nước này chính là hình mẫu về cách các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao nên tiếp cận với virus.
Tầm quan trọng của việc tuân theo các biện pháp phòng Covid-19 cảm nhận rõ ràng nhất ở những nơi việc tiêm chủng bị đình trệ. Ở Đức, quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất Tây Âu với 67,7%, một số chuyên gia đổ lỗi cho sự thay đổi trong nhận thức của công chúng.
“Mọi người thực sự mệt mỏi vì đại dịch Covid-19", ông Reintjes nói. "Với cuộc bầu cử vừa qua, các chính trị gia tập trung vào những khía cạnh khác, khiến nhiều người cảm thấy đây không còn là vấn đề lớn nữa".
Hôm 18/11, Đức ghi nhận hơn 65.000 ca nhiễm. Các bộ trưởng một mặt hối thúc người dân tiêm chủng, mặt khác siết chặt lệnh phong tỏa nhằm vào những cá nhân không chịu tiêm vắc-xin.
Song các chuyên gia nhận định những nỗ lực như vậy là quá muộn. "Trong thời gian ngắn, không thể nào đạt được tỉ lệ tiêm chủng có thể giúp ngăn chặn làn sóng dịch lần này", ông Reintjes nói. Thay vào đó, họ nhấn mạnh việc tuân theo các biện pháp và giảm thiểu tiếp xúc xã hội có thể tạo ra sự khác biệt ngay lập tức.
Theo nguoiduatin.vn
Nguồn bài viết: https://www.nguoiduatin.vn/bai-hoc-dat-gia-tu-lan-song-dich-o-chau-au-chi-vac-xin-van-chua-du-a534670.html
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Nới lỏng điều kiện cấp tín dụng có thể làm tăng nợ xấu, bài học từ khủng hoảng năm 2007 của Mỹ
Thống đốc cho rằng, cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các TCTD.
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng về đề nghị nới lỏng điều kiện tiếp cận tín dụng.
Theo đó, Thống đốc cho biết, việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu. Bởi vậy, cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các TCTD.
Một minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007, bắt nguồn từ việc trong giai đoạn 2003-2005, các ngân hàng tại Mỹ đã hạ chuẩn cho vay, mở rộng tín dụng đến những người vay không đảm bảo điều kiện vay vốn (người vay dưới chuẩn). Lượng nợ xấu tích tụ khi người vay dưới chuẩn không thể trả nợ sau đó đã khiến nhiều ngân hàng phá sản từ cuối năm 2006, tác động lan truyền trên toàn hệ thống và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.
Do vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục điều hành tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện cho các TCTD sẵn sàng cung ứng vốn cho doanh nghiệp.
Trước đó, Báo cáo trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đề cập khi Covid-19 đến trong năm 2020 và năm 2021, NHNN đánh giá độ trễ sẽ còn tác động cả sang năm 2022 nên ngành ngân hàng sẽ vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Theo ông Kim Anh, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm nay dự kiến sẽ ở mức 7,1% - 7,7%, xấp xỉ 8%. Kết quả này được dự báo trên cơ sở ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn hoãn theo các thông tư về cơ cấu nợ ảnh hưởng bới Covid-19.
Theo NHNN, tín dụng năm nay tăng ngay từ đầu năm và tăng cao hơn so với năm 2020. Tính đến ngày 26/10/2021, tín dụng tăng 8,1% so với cuối năm 2020 và tăng 14,26% so với cùng kỳ năm 2020.
Các TCTD đã triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng: (i) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 330.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ trên 250.000 tỷ đồng; Lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ 23/1/2020 khoảng 540.000 tỷ đồng; (ii) Miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,8 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ trên 3,5 triệu tỷ đồng; lũy kế từ 23/01/2020 đến 25/10/2021, tổng số tiền lãi TCTD đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng gần 30.000 tỷ đồng; (iii) Cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt trên 7 triệu tỷ đồng cho hơn 1 triệu khách hàng.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn phù hợp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông hàng hóa; tiếp tục triển khai hiệu quả việc cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, phí dịch vụ thanh toán; đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
Theo cafebiz.vn
Nguồn bài viết: https://cafebiz.vn/thong-doc-nguyen-thi-hong-noi-long-dieu-kien-cap-tin-dung-co-the-lam-tang-no-xau-bai-hoc-tu-khung-hoang-nam-2007-cua-my-20211110171928741.chn
COP26: Gian nan tìm tiếng nói chung về thỏa thuận thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu
(Pháp lý) – Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc (COP26) về chống biến đổi khí hậu ( BĐKH) chính thức diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) từ ngày 31/10 và dự kiến kéo dài đến 12/11/2021, với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia và đại diện 197 bên tham gia Công ước. Mục tiêu chính của COP26 là thúc giục các nước thực hiện các cam kết cắt giảm khí thải đã đưa ra tại hội nghị COP21 ở Paris từ sáu năm trước.
Quang cảnh lễ khai mạc Hội nghị COP26 tại Glasgow (Vương quốc Anh) ngày 31/10
Từ COP21 và văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên về thích ứng BĐKH
Thỏa thuận chung Paris (quản lý các phương thức giảm biến đổi khí hậu từ năm 2020) được thông qua tại COP21 được tổ chức tại Paris (Pháp) từ 30/11-12/12/2015. Thỏa thuận đã đạt được ngưỡng thông qua với hơn 55 quốc gia đại diện cho ít nhất 55% lượng phát thải khí hậu kính của thế giới đã phê chuẩn tại Thỏa thuận. Đây là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất cả các nước trong vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH), giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tăng cường năng lực và cung cấp tài chính hỗ trợ cho ứng phó BĐKH toàn cầu.
Trước khi có Thỏa thuận Paris, Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH được thông qua năm 1992, có hiệu lực từ năm 1994 và Nghị định thư Kyoto được thông qua năm 1997, có hiệu lực từ năm 2005. Tuy nhiên, những văn bản này mới chỉ ràng buộc trách nhiệm của các nước phát triển. Còn với những nước đang phát triển như Việt Nam, thời điểm đó chúng ta ứng phó với BĐKH toàn cầu theo tinh thần tự nguyện, tức là khi có nguồn lực, khi có lợi ích thì chúng ta thực hiện. Sự khác biệt của Thỏa thuận Paris so với các quy định trước đây, là tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH, đây là ràng buộc pháp lý.
6 năm qua, Thỏa thuận Paris về khí hậu hầu như giẫm chân tại chỗ, gần như mỗi nước đều không thực hiện được các nỗ lực chống BĐKH mà mình đã hứa hẹn. Thực tế cho thấy bất chấp các cam kết cắt giảm từ các nước tại Hội nghị Paris 2015, lượng khí thải toàn cầu vẫn tiếp tục tăng và tràn vào khí quyển với tốc độ cao. Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về khí hậu tháng 8/2021 chỉ ra, biến đổi khí hậu toàn cầu là phổ biến, ngày càng gia tăng và mạnh mẽ. Với các thành phố lớn ở vĩ độ ôn đới, điều này có nghĩa là họ sẽ có nhiều đợt nóng hơn và mùa lạnh ngắn hơn. Ở vĩ độ cận nhiệt đới và nhiệt đới, mùa mưa mưa nhiều hơn và mùa khô nóng hơn. Hầu hết các thành phố ven biển sẽ bị đe dọa bởi nước biển dâng.
Nhưng thời tiết cực đoan không phải là quan ngại duy nhất. Một nghiên cứu năm 2019 với 520 thành phố trên khắp thế giới dự đoán ngay cả khi các quốc gia giới hạn nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng ở mức 2 độ C so với thời tiền công nghiệp (1850 - 1900), khí hậu quanh năm của 77% các thành phố trong nghiên cứu sẽ có thay đổi lớn. Chẳng hạn, khí hậu của London sẽ giống với khí hậu của Barcelona ngày nay, của Seattle sẽ giống San Francisco. Tóm lại, trong chưa đầy 30 năm, cứ 4 thành phố lớn trên thế giới thì có 3 thành phố có khí hậu hoàn toàn khác với khí hậu mà đô thị và cơ sở hạ tầng của nó đã được thiết kế.
- COP (Conference of Parties) là từ viết tắt của Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu
- sự kiện diễn ra hàng năm. Số 26 biểu thị đây là hội nghị lần thứ 26.
- Mục tiêu chính của COP26:
+ Giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5 độ C.
+ Đặt ngày chấm dứt việc sử dụng than “không suy giảm”: Thuật ngữ ám chỉ việc sử dụng than mà không có bất kỳ công nghệ nào.
+ Cung cấp 100 tỉ USD tài trợ khí hậu hàng năm, để giúp các nước đang phát triển giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với các tác động.
+ Gia tăng doanh số các loại ôtô không phát thải (ví dụ như ôtô điện).
+ Chấm dứt nạn phá rừng vào cuối thập kỷ này.
+ Giảm lượng khí thải từ methane.
+ “Net zero” là khi lượng khí nhà kính thải ra không lớn hơn lượng khí thải thoát ra khỏi khí quyển. Để đạt được “net zero”, các quốc gia và công ty sẽ cần dựa vào các phương pháp tự nhiên - như rừng - để loại bỏ cùng một lượng carbon thải ra, hoặc sử dụng công nghệ được gọi là thu giữ và lưu trữ carbon, bao gồm việc loại bỏ carbon tại nguồn phát thải trước khi nó có thể đi vào khí quyển. Sau đó, carbon sẽ được lưu trữ hoặc chôn vùi dưới lòng đất. Nếu thế giới đạt được “net zero” vào giữa thế kỷ, thì sự nóng lên toàn cầu có thể được kiềm chế ở mức khoảng 1,5 độ C.
+ COP1 đầu tiên đươc tổ chức vào năm 1995 tại Berlin (Đức), từ ngày 28/3 đến 7/4, thảo luận những mối lo ngại và những biện pháp chung tay đầu tiên trong hành động chống lại BĐKH quốc tế.
Đến nay đã có hơn 100 quốc gia cam kết sẽ đạt mức trung hòa lượng phát thải CO2 bằng 0 vào năm 2050 nhưng điều này là chưa đủ để ngăn chặn thảm họa khí hậu. Nhiều cam kết đã đưa ra còn mơ hồ. Tại Hội nghị COP26 lần này, các quốc gia sẽ cùng kiểm điểm tất cả các kế hoạch, hành động từ năm 2015 đến nay xem còn thiếu gì về quy định cũng như nguồn lực để ứng phó BĐKH.
Bức tranh cổ động do các họa sĩ thực hiện trên tường gần Trung tâm sự kiện Scotland ở Glasgow, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26.
Đến COP26, áp lực về BĐKH gia tăng đòi hỏi phải có hành động tập thể
COP26 diễn ra trong bối cảnh thế giới hứng chịu hậu quả khủng khiếp từ đại dịch Covid-19 và Trái Đất đang nóng quá 1,5 độ C, thiên tai xảy ra với tần suất nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Liên Hợp Quốc (LHQ) cảnh báo, ngay từ bây giờ, con người cần phải làm mọi giá để nhanh chóng cắt giảm lượng lớn khí thải nhà kính toàn cầu (tức giảm lượng khí CO2 thải vào bầu khí quyển)ít nhất 45% đưa mức khí thải về 0 trong vòng 30 năm, nếu không Trái Đất sẽ nóng lên tới 2,7 độ C vào 2050. Áp lực đang gia tăng đòi hỏi phải có hành động nhanh, mạnh, tập thể từ các nước.
Trước thềm COP26, Chính quyền Biden đưa ra lời cam kết ở mức chưa có tiền lệ, giảm giảm xả khí thải một nửa vào năm 2030 và đưa về mức 0 trước năm 2050, đồng thời hứa sẽ tăng gấp đôi tiền hỗ trợ cho các nước nghèo. Vương quốc Anh đặt mục tiêu cắt giảm 78% lượng khí thải vào năm 2035, so với mức năm 1990. Ngược lại với sự quyết liệt của Mỹ và Anh, các cường quốc khác lại tỏ ra thờ ơ, không mặn mà. Đặc biệt là Trung Quốc (quốc gia có lượng khí CO2 thải ra đứng đầu thế giới) đã đưa ra mục tiêu sẽ đẩy mạnh cắt giảm khí thải từ năm 2030 và tiến tới trung hòa khí thải vào năm 2060. Ấn Độ sẽ đưa mức xả khí thải về 0 vào năm 2050 và Nga đặt ra mục tiêu đạt được sự trung hòa khí thải vào năm 2060…
Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nếu tất cả các nước thực hiện đúng các cam kết hiện tại của mình thì tốc độ xả khí thải sẽ dần chậm lại. Thủ tướng Anh Boris Johnson, người chủ trì hội nghị, đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các lãnh đạo khác của thế giới để có thể thông qua một kế hoạch hành động hiệu quả. Tuy nhiên, theo giới quan sát, khó có thể lạc quan khi COP26 diễn ra trong bối cảnh thế giới đang chịu đựng cuộc khủng hoảng năng lượng và các hậu quả khủng khiếp từ đại dịch COVID-19.
Thậm chí còn bi quan, khả năng COP26 sẽ không thu được gì đáng kể vì nguyên thủ nhiều nước vắng mặt, trong đó có hai nhân vật quan trọng là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong khi Trung Quốc là nước xả khí thải nhiều số một thế giới (28% toàn cầu) và Nga là nước đứng thứ tư (5% toàn cầu). Mặc dù Chính quyền Biden đưa ra cam kết mạnh mẽ nhưng nước Mỹ được xếp thứ hai về xả khí thải (15% toàn cầu) và đứng thứ ba là Ấn Độ (7% toàn cầu). Chưa kể, Mỹ hiện vẫn là nước đứng số một thế giới về sản xuất nhiên liệu hóa thạch mà một khi đốt lên sẽ tạo ra carbon dioxide (CO2), một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên của Trái Đất…
Một số tờ báo Phương Tây cho rằng Trung Quốc “giáng một đòn vào COP26” và khiến quốc tế khó đạt được mục tiêu giữ nhiệt độ bầu khí quyển của Trái Đất không tăng thêm quá 1,5 độ C, theo thỏa thuận Paris 2015. Theo báo Business Insider, sự vắng mặt của ông Tập và ông Putin sẽ ảnh hưởng đặc biệt lớn đến kết quả hội nghị. Không có hai nhân vật này, các lãnh đạo khác sẽ khó khăn hơn nhiều để có thể thống nhất được một thỏa thuận đủ nặng ký để ngăn chặn BĐKH.
Những diễn biến trên cho thấy, COP26 rất khó tìm được tiếng nói chung về những mục tiêu mà Thoả thuận chung Paris đặt ra hồi năm 2015, để theo đó có hành động nhanh, mạnh, tập thể từ các nước chống lại sự BĐKH ngày càng gia tăng.
Các chuyên gia năng lượng trên toàn thế giới đều thừa nhận than là nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất. Khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than được xem là “tòng phạm” gây hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bầu khí quyển ngày càng gia tăng.
Việt Nam quyết chung tay để Trái Đất không bị tan chảy
Ngay sau khi Thỏa thuận Paris được thông qua năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về gia nhập Thỏa thuận Paris và giao cho Bộ TN&MT chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris (từ năm 2016 đến năm 2030). Có thể nói đây là điểm rất khác biệt của Việt Nam so với các nước khác, vì có kế hoạch thực hiện ngay khi Thỏa thuận Paris có hiệu lực.
Ngoài kế hoạch triển khai, Việt Nam cũng đã đưa nội dung cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris vào trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2020. Trong Luật có 1 chương về ứng phó với BĐKH, chỉ rõ thích ứng với BĐKH phải làm gì, làm thế nào để thu hút nguồn lực xã hội và huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia và ứng phó BĐKH. Đây cũng là điểm sáng thứ 2 của Việt Nam đối với việc thực hiện Thỏa thuận Paris.
Vì vậy tại COP26, Việt Nam có quyền tự hào là một trong các nước đang phát triển đầu tiên đưa quy định thực hiện Thỏa thuận Paris vào quy định pháp luật để toàn dân thực hiện. Mặc dù vậy, COP26 là cơ hội cho Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, nguồn lực về công nghệ và tài chính nhằm hiện thực hóa chuyển đổi sang nền kinh tế xanh phục phục vụ cho “mục tiêu kép”: ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa phục hồi kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch COVID-19.
Với lợi thế về năng lượng tái tạo, Việt Nam là một trong những nước tích cực, chủ động trong ứng phó với BĐKH với các công trình thân thiện với môi trường
Trong bài phát biểu tại Hội nghị COP26 (01/11), Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính nhấn mạnh: BĐKH đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đe doạ sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư, buộc chúng ta phải hành động mạnh mẽ, có trách nhiệm và không chậm trễ trên phạm vi toàn cầu. Thủ tướng kêu gọi tất cả các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ hơn nữa về giảm phát thải khí nhà kính trên nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia.
Với lợi thế về năng lượng tái tạo, Thủ tướng cam kết mạnh mẽ, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris 2015, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050…
Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, ảnh hưởng đáng kể trong nhóm các nước đang phát triển và là nước có phát thải khí nhà kính hàng năm đứng thứ 21 trên thế giới. Là nền kinh tế rất năng động ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đang từng bước trở thành một “công xưởng sản xuất mới” của thế giới, Việt Nam đang có nhiều chính sách mạnh mẽ, linh hoạt nhằm thu hút đầu tư và đón đầu sự chuyển dịch chuỗi cung ứng. Vì thế, giới quan sát cho rằng cam kết của Việt Nam tại COP26 được xem là sẽ có tác động quan trọng cho nỗ lực ứng phó BĐKH./.
Kỳ vọng COP26 sẽ tạo đột phá trong thích ứng BĐKH
Mặc dù còn nhiều hoài nghi về kết quả của Hội nghị không như mong đợi. Tuy nhiên theo ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT), Phó Trưởng đoàn đàm phán về BĐKH của Việt Nam, cho rằng COP26 có thể tạo đột phá trong thích ứng với BĐKH toàn cầu vì 3 lý do.
Thứ nhất, COP 26 đã phải lùi lại 1 năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Có thể nói, một năm qua thế giới không ngừng nghỉ trong nỗ lực ứng phó BĐKH toàn cầu, đã có rất nhiều đợt vận động để các quốc gia nâng cao các cam kết trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như nâng cao khả năng chống chịu trước tác động của BĐKH. Do có sự chuẩn bị kỹ như vậy cho nên có thể thấy tại COP26, các quốc gia sẽ mang đến những hành động mạnh mẽ hơn trong ứng phó BĐKH toàn cầu.
Điểm thứ hai có thể làm nên thành công của COP26 là Hội nghị đã thu hút được sự quan tâm của toàn thế giới. Hơn 130 nguyên thủ quốc gia đã công bố, khẳng định sẽ tham gia và phát biểu tại Hội nghị. Nhiều nước cũng đã tuyên bố đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tăng mức cam kết hỗ trợ tài chính.
Thứ ba, đại dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến thế giới và khiến các nước nhận ra tầm quan trọng của việc sống xanh, sống khỏe. Các quốc gia dù giàu, dù nghèo đều bị ảnh hưởng bởi BĐKH. Nếu không có những ứng xử phù hợp và khẩn cấp thì ảnh hưởng của BĐKH đối với toàn cầu chắc chắn còn nặng nề hơn so với ảnh hưởng của dịch COVID19. Vì vậy, COP 26 chính là thời điểm để các quốc gia hướng chương trình phục hồi sau đại dịch theo hướng ứng phó với BĐKH, thân thiện với môi trường”
VŨ LÊ MINH