Tại sao các công ty khởi nghiệp trong nước thất bại ?

Theo thông tin của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính của Bộ Tài Chính, hệ sinh thái khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ với hơn 3.000 doanh nghiệp sáng tạo, hiện đang đứng thứ ba ở khu vực, với 40 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, và có được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Số liệu trên thật ra có chính xác và đạt được kết quả mong muốn hay không, hay chỉ là số liệu “thi đua”, và hiện nay có bao nhiêu startups VN thành công?
3-1653451490.jpg
 

Từ việc nghiên cứu cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp” (Start-up Nation) của các tác giả Dan Senor & Saul Singer đề cập đến sự phát triển thần kỳ của Israel từ thời lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, chúng ta hô hào giới trẻ tham gia vào việc sáng tạo và khởi nghiệp, mong muốn Đất nước và con người phồn vinh như nước Do Thái, nhất là Việt Nam có đủ điều kiện để trở thành một cường quốc Đông Nam Á và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, vì thiếu sự hướng dẫn và hỗ trợ, việc “trăm hoa đua nở, tưng bừng khai trương và âm thầm dẹp tiệm” là chuyện hiển nhiên.

Theo thông tin của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính của Bộ Tài Chính, hệ sinh thái khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ với hơn 3.000 doanh nghiệp sáng tạo, hiện đang đứng thứ ba ở khu vực, với 40 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, và có được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Số liệu trên thật ra có chính xác và đạt được kết quả mong muốn hay không, hay chỉ là số liệu “thi đua”, và hiện nay có bao nhiêu startups VN thành công?

Có bao nhiêu nhà đầu tư trong và ngoài nước thật sự tham gia vào sự phát triển sáng tạo đổi mới khi:

“97% các công ty khởi nghiệp thất bại ngay trong những năm đầu tiên. Chỉ 3% các startup có thể duy trì qua năm thứ 2 và thành công trong thực tế. Thị trường ngày càng khó khăn, những người khởi nghiệp quả thực có thể gọi họ là người hùng vì con đường khởi nghiệp rất chông gai, là cuộc chiến gian nan”. 

image002-1653451528.jpg
 

Cũng vậy, không chỉ riêng Việt Nam, ngay tại các quốc gia phát triển, theo thống kê, đa số các công ty khởi nghiệp đều phải chịu thua lỗ và thất bại vì quá tự tin và nôn nóng, vắng thiếu sự hỗ trợ thực tế.

90% thất bại, 75% dầu có được đầu tư nhưng thất bại, 50% cố gắng qua được năm thứ 5, 33% cố gắng hoạt động cho đến năm thứ 10, chỉ có 40% công ty khởi nghiệp có được lợi nhuận, 82% thất bại vì không kiểm soát được dòng tiền, và 63% công ty không thành công thuộc ngành công nghệ thông tin.

Câu hỏi cần đặt ra, thật sự Khởi nghiệp có bóng dáng ảm đạm như trên hay không? Vấn đề cần phải được tư duy tích cực và phân tích lý do, để các startups Việt Nam định hướng rõ ràng trước khi tham gia phong trào Startups, cố gắng tiếp tục “trăm hoa đua nở” với mục đích đi đến thành công.

Tại sao Startups thất bại?
 
1. Thị trường: Vì quá tự tin, cứ nghĩ là sản phẩm mình tốt, sẽ được người tiêu dùng chấp nhận, và quên rằng thị trường càng ngày càng khó khăn vì có quá nhiều cạnh tranh. Vấn đề là phải biết người tiêu dùng cần gì và muốn gì chứ không phải công ty muốn gì. Khi dịch Covid hoành hành, tiêm chủng và thuốc giảm đau sốt cần thiết hơn là mua thực phẩm chức năng. Người tiêu dùng rất thực tế, xa xỉ phẩm không cần thiết khi lo âu kinh tế. Ngoài ra, “cầm đèn chạy trước ô-tô” cũng là một trở ngại khi thị trường chưa sẵn sàng, tốn nhiều thời gian để chinh phục được khách hàng, và khi chinh phục được, cạnh tranh luôn có giải pháp tốt hơn.
 
2. Mô hình kinh doanh: các startups thường không có một mô hình kinh doanh rõ ràng. Nhà đầu tư muốn biết, thay vì bỏ tiền vào ngân hàng hay cất giữ trong nhà, đổ tiền vào startup lợi nhuận thế nào, kiếm tiền ra sao, và sản phẩm phát triển với thời gian thế nào? Dự án kinh doanh có khả thi hay không với các kênh phân phối chính xác thực tế. Không phải chỉ có website hoàn chỉnh trang trọng là tự động sẽ lôi cuốn được khách hàng. Website chỉ là một trong những công cụ marketing trong thời gian đầu, với các khách hàng qua quen biết, nhưng sau đó sẽ rất khó tìm khách hàng mới, vì phải liên tục kết nối với các mạng xã hội với chi phí cao.
 
3. Quản trị nguồn nhân lực: nhà đầu tư không quan tâm đến nhà phát minh sáng tạo, sản phẩm, nhưng tin tưởng vào đội ngũ “Team” của startup, đem được sản phẩm ra thị trường. “Nhân vô thập toàn, nhưng ba cây chụm lại lên hòn núi cao”. Startups thường thất bại vì thiếu sự đoàn kết và phe phái. Chủ tịch công ty thuê mướn người thân và phó chủ tịch cũng vậy, để rồi không ai nghe ai, và sản phẩm nằm ì trong nhà kho, và mọi người đổ lỗi cho nhau, cục bộ và tiêu cực.
 
4. Không bảo đảm được dòng vốn: trách nhiệm của người CEO là duy trì và phát triển dòng vốn. Startup thất bại là vì tư duy “mì ăn liền” và tự tin là sản phẩm sẽ đem lại lợi nhuận thần tốc. Thêm vào đó, kế toán sổ sách dòng thu chi không rõ ràng, ngay cả việc dùng tiền đầu tư góp vốn vào việc chi tiêu gia đình cá nhân của các nhà sáng lập công ty, thay vì phát triển các đầu ra và hoàn hảo hóa sản phẩm với các cột móc được kiểm soát chặt chẻ cho những ngày tới. Các startups thành công là các công ty khởi nghiệp có chiến lược bảo đảm tài chánh cho đến 5-10 năm sau đó. Gọi vốn từ Series A, đến Series B, v.v.
 
5. Hoạch định chiến lược: thất bại chính của startup, - ngoài những lý do trên và nhiều lý do khách quan khác -, là việc không quan tâm đến “Strategic Planning”. Hoạch định chiến lược bắt đầu bằng “Tầm nhìn xa rộng” (Vision), tiếp đến là “Nhiệm vụ” (Mission), phát huy “Chiến lược” (Strategy), xác định “Mục tiêu” (Goals), triển khai “Mục đích” (Objectives), và áp dụng “Chiến thuật” (Tactics). Các công ty khởi nghiệp phải nắm vững và phát triển 3 việc sau: Tư duy sáng tạo và phân tích (Vision & Mission) “Thinking”, lập kế hoạch (Strategy & Goals) “Planning”, và hành động (Objectives & Tactics) “Doing”.

image003-1653451568.jpg
 

Thomas Edison, nhà sáng tạo hàng đầu thế giới, có câu nói bất hủ, “Vision without execution is hallucination”, chúng ta có tầm nhìn xa rộng, nhưng nếu không thực thi, thì cũng chỉ sẽ là ảo giác. Cũng vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần thực thi chương trình hoạt động, hoạch định chiến lược, nghiên cứu thị trường, không vội vã để tiền mất tật mang, và chiến thắng với kế hoạch được thẩm định bởi các nhà đầu tư, triển khai dòng vốn an toàn và đem lại ích lợi cho xã hội.
 
Chiến thuật gia Park Hang Seo đã đem lại vinh quang cho đội tuyển bóng đá U-23 Việt Nam tại Sea Games 31, không phải là vì ông ta đá bóng giỏi, sức lực khỏe mạnh, nhưng là vì ông ta biết áp dụng “Strategic Planning”, nắm bắt lòng đam mê bóng đá của người hâm mộ Việt Nam, đào tạo một đội banh đoàn kết, nghiên cứu cạnh tranh, và có chương trình cho các trận đấu tiếp, và cũng không e ngại thiếu vốn cho những ngày tới. “Hoạch định chiến lược” là việc cần thiết nhất cho các Startups Việt Nam, “động não”, để vươn lên tầm cao mới, sánh bước năm châu.
 
LG-TS. Ngô Anh Cường 

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin