Bài viết mới nhất từ VŨ LÊ MINH
Cần có các luật hỗ trợ chuyên ngành để giúp cộng đồng doanh nghiệp tạo nhiều việc làm trong kỉ nguyên mới
(Pháp lý) – Thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị dự kiến thời gian tới sẽ có khoảng 100.000 người rời khỏi khu vực nhà nước cần có việc làm. Vấn đề đặt ra cần có các giải pháp cơ chế để thúc đẩy thị trường việc làm trong kỷ nguyên mới của dân tộc. Nghiên cứu từ kinh nghiệm các nước, chúng tôi cho rằng cần xây dựng khung pháp lý chính sách chuyên ngành để giúp cộng đồng doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm cho xã hội trong kỉ nguyên mới.
Xây dựng khung pháp lý tài sản số: Những chế định cốt lõi, kinh nghiệm các nước và gợi mở cho Việt Nam
(Pháp lý) – Với sự phát triển của khoa học công nghệ, tài sản số đang dần trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế số. Bài viết sau tác giả sẽ làm rõ những vấn đề liên quan còn bất cập, qua đó đề xuất những chế định cốt lõi cần quan tâm khi xây dựng khung pháp lý về tài sản số ở Việt Nam…
Tạo đột phá trong hoàn thiện thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
Thực tiễn đang đòi hỏi phải đổi mới hơn nữa, chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy quản lý sang tư duy kiến tạo. Cần có sự đột phá về thể chế, khơi thông các nguồn lực trong và ngoài nước, đáp ứng với yêu cầu tình hình mới. Trong đó, hệ thống pháp luật phải đảm bảo đạt được mục tiêu “kép”: “vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”.
Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 1)
(Pháp lý) – Với trọng tâm là thúc đẩy hợp tác kinh tế, tăng cường thương mại, phát triển bền vững và cải cách các hệ thống đa phương, sau 15 năm hình thành, BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc.
Nghiên cứu sớm xây dựng khung pháp lý cho thị trường mua bán tín chỉ carbon tại Việt Nam
(Pháp Lý) - Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới – Carbon Border Adjustment Mechanism (gọi tắt là CBAM) do EU ban hành nhằm biểu thị sự cam kết và trách nhiệm của tổ chức này đối với Thỏa thuận Paris 2015, trước tình trạng biến đổi khí hậu tác động xấu đến môi trường toàn cầu. Tại Việt Nam, để giúp các doanh nghiệp trong nước thích ứng với CBAM, Chính phủ đã và đang hướng đến việc ưu tiên mua bán tín chỉ carbon. Tuy nhiên việc triển khai loại hình mới mẻ này còn nhiều trở ngại vì chưa có một khung pháp lý điều chỉnh thích hợp…
Nhận diện những bất cập, mâu thuẫn trong nhiều qui định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đầu tư và đề xuất hướng hoàn thiện
(Pháp lý) – Điều chỉnh lĩnh vực đầu tư hiện nay có nhiều văn bản luật. Tuy nhiên từ công tác thực tiễn và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy còn không ít quy định bất cập, mâu thuẫn gây cản trở cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Các qui định này đang có trong Luật Đầu tư 2020, Luật Đầu tư công 2019 và Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.
Kinh nghiệm quản lý, giám sát kiểm toán độc lập tại một số quốc gia và một số đề xuất tham khảo cho Việt Nam
(Pháp lý) –Là quốc gia đi sau các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia phát triển sẽ giúp Việt Nam đạt hiệu quả trong quá trình phát triển dịch vụ kiểm toán độc lập.
Đại hội Hội Luật gia tỉnh Bình Định: Đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng và phát triển tổ chức Hội ngày càng vững mạnh
(Pháp lý) – Sáng nay, 18/9, tại thành phố Quy Nhơn, Hội Luật gia tỉnh Bình Định đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Hội Luật gia tỉnh Bình Định, khóa VII, nhiệm kỳ 2024-2029, nhằm tổng kết đánh giá hoạt động Hội, nhiệm kỳ qua và thông qua phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ mới; bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Hội LGVN lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029…
Một số đề xuất hoàn thiện khung pháp lý về Tín dụng xanh
(Pháp lý) –Tại Việt Nam, chương trình Tín dụng xanh ( TDX ) đã triển khai hơn 10 năm, nhưng vì chưa có một khung pháp lý hoàn thiện điều chỉnh, nên cho đến nay quy mô giải ngân cho hoạt động tín dụng xanh vẫn còn chưa nhiều… Việc sớm nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý về tín dụng xanh để thu hút và khơi thông nguồn vốn tín dụng xanh cho đầu tư phát triển kinh tế xanh về lâu dài là rất cần thiết.
Quy trình, thủ tục thi hành án trong trường hợp xác định được tài sản của tội phạm ở nước ngoài
(Pháp lý) – Vụ đại án Vạn Thịnh Phát và SCB đang được TAND TP. HCM đưa ra xét xử nghiêm minh. Trước đó, các cơ quan tiến hành tố tụng đã kê biên, thu giữ và phong tỏa một khối lượng tài sản rất lớn để đảm bảo cho thi hành án. Nhiều độc giả quan tâm hỏi nếu trường hợp có tài sản nào đó của bị cáo được phát hiện và xác định đang ở nước ngoài thì quy trình, thủ tục tổ chức thi hành án sẽ thực hiện như thế nào, có gì đặc biệt (?)
Dấu hiệu pháp lý của tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”; Có gì khác so với tội “ Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”
(Pháp lý) – Vừa qua trong quá trình điều tra mở rộng vụ án “ Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thái Dương”, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố bắt giam nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Ngọc Linh cùng 6 bị can khác vì đã phạm tội “ Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” . Chúng tôi đã nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý và so sánh các yếu tố CTTP của 2 tội danh trên và thông tin tới độc giả có thêm kiến thức pháp luật hình sự.
Phòng, chống rửa tiền: Những bất cập của cơ chế và kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý
(Pháp lý) – Tác giả nghiên cứu những thủ đoạn của các bị cáo trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm phạm tội rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Từ đó nhận diện những bất cập của cơ chế phòng, chống rửa tiền hiện nay và kiến nghị giải pháp hoàn thiện khung pháp lý.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển trong thời kì mới
(Pháp Lý). Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra nhiều nhiệm vụ giải pháp rất cụ thể, trọng tâm, trọng điểm đối với từng Bộ ngành, tỉnh thành.
Góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên: Cần làm rõ nội hàm và hoàn thiện một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả các biện pháp xử lý chuyển hướng
(Pháp lý) – Xử lý chuyển hướng (XLCH) là một trong những nội dung quan trọng chiếm dung lượng lớn trong dự Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Việc ưu tiên nội dung này trong dự Luật là phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm thể chế hóa yêu cầu tại Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 28/12/2023 của Bộ Chính trị về “Phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”. Vì vậy để dự Luật hoàn thiện trước khi đi vào cuộc sống , việc góp ý chuyên sâu vào các điều luật điều chỉnh về các biện pháp XLCH là rất cần thiết.
Đề án vị trí việc làm và cải cách tiền lương: Cần tiếp tục nghiên cứu kĩ lưỡng để giải quyết những vấn đề bất cập
(Pháp lý) – Bộ Nội vụ đang tập trung hoàn thiện Đề án trả lương theo vị trí việc làm, với kỳ vọng mức lương mang đúng nghĩa là giá cả của sức lao động, đảm bảo tiền lương khu vực công sẽ tiệm cận dần, không chênh lệch quá nhiều với khu vực doanh nghiệp. Sắp xếp vị trí việc làm chính xác là tiền đề cho cải cách tiền lương. Nếu xác định sai vị trí, hệ quả tiêu cực sẽ ảnh hưởng lâu dài. Mới đây ngày 23/5, tại phiên họp tổ cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế xã hội, nhiều ĐBQH quan tâm góp ý Đề án vị trí việc làm , trong đó không ít ĐBQH quan ngại về chất lượng đội ngũ cán bộ, băn khoăn về cách thức xây dựng vị trí việc làm khó tạo được sự đổi mới...
Khung pháp lý cho một số lĩnh vực đầu tư kinh doanh mới, tiềm năng: Từ thực tiễn của Việt Nam đến kinh nghiệm của một số quốc gia
(Pháp lý) - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động sâu sắc và làm thay đổi một cách căn bản những điều kiện cần thiết, khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hai thách thức lớn. Đó là, vừa phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của các yếu tố ngoại cảnh, vừa phải chủ động ứng dụng mạnh mẽ, sâu rộng thành tựu khoa học công nghệ, khai thác giá trị sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Trong xu thế mới này, nhiều ngành nghề đầu tư kinh doanh đầy tiềm năng đã ra đời, song hành lang pháp lý trong nước chưa theo kịp, đòi hỏi phải được hoàn thiện, bổ sung.
Chính sách tiền lương mới: Giải pháp để trả lương đúng theo năng lực, chất lượng cán bộ, công chức ?
(Pháp lý) - Kể từ ngày 1/7/2024, theo Nghị quyết 27-NQ/TW, chính sách tiền lương sẽ được cải cách theo hướng bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương (tồn tại từ năm 2004), và thay vào đó là chế độ tiền lương mới trả theo vị trí việc làm, theo chức danh lãnh đạo, quản lý… Vấn đề đặt ra được quan tâm là, cần phải làm gì và làm như thế nào để việc trả lương theo hình thức mới đảm bảo công bằng, lương trả đúng theo năng lực, chất lượng cán bộ, công chức
Tiếp tục tháo gỡ rào cản pháp lý, kích hoạt thu hút đầu tư năm 2024
(Pháp lý). Năm 2023, tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 5%, là nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình chung toàn cầu rất khó khăn, giúp nền kinh tế nước ta vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên để năm 2024 có được kết quả ấn tượng hơn nữa, chúng ta cần tiếp tục tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý còn tồn tại, để kích hoạt thu hút đầu tư hiệu quả hơn.
Kinh nghiệm pháp lý khi chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư ngoại
(Pháp lý) – Chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức bán phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần là hình thức đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam diễn ra rất phổ biến trong thời gian gần đây nhằm để tăng thêm nguồn lực. Hình thức đầu tư này được ghi nhận tại khoản 2 Điều 21 Luật Đầu tư 2020. Tuy nhiên nhìn từ thực tiễn cho thấy, nếu không nắm bắt được các kinh nghiệm pháp lý cần thiết, hình thức đầu tư này sẽ xảy ra nhiều rủi ro không chỉ từ một phía….