Bài viết mới nhất từ VŨ LÊ MINH – LA SƠN
Dấu hiệu pháp lý đặc trưng để nhận diện một số tội danh tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khi có chủ thể là doanh nghiệp ngoài nhà nước
(Pháp lý) – Đấu tranh với tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và mở rộng công cuộc phòng, chống tham nhũng ra cả khu vực ngoài nhà nước là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Chủ trương này đã được Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi 2017) thể hiện rõ bằng các qui định cụ thể. Theo đó, tội “ Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” (Điều 219) và tội “ Tham ô tài sản” (Điều 353) là 2 trong số các tội danh trước đây chỉ áp dụng với chủ thể phạm tội trong khu vực nhà nước thì nay áp dụng cả đối tượng phạm tội ở khu vực ngoài nhà nước.
Bất cập quy định định giá tài sản khi góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp
(Pháp lý) – Pháp luật về doanh nghiệp quy định ngoài tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, các tổ chức và cá nhân được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác,… nếu tài sản đó có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu từ thực tế cho thấy, quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này còn một số bất cập.
Kiến nghị hoàn thiện qui định pháp lý về hình thức đấu thầu “chào hàng cạnh tranh”
(Pháp lý) – Chào hàng cạnh tranh (CHCT) là một trong các hình thức đấu thầu được quy định trong Luật Đấu thầu 2023 để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện hợp đồng bên cạnh các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp… nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Tháo gỡ rào cản pháp lý còn tồn tại để tận dụng triệt để lợi thế mang lại từ việc gia nhập các FTA (bài 2)
(Pháp lý) - Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại của Việt Nam diễn ra rất mạnh mẽ trong những năm qua, bắt đầu là gia nhập WTO và tiếp đó là ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA). Tuy nhiên lợi ích thực sự đạt được của chúng ta cho đến thời điểm này còn khiêm tốn (trong đó riêng các lợi ích từ ưu đãi thuế quan, chúng ta mới chỉ tận dụng được chưa đầy 40%). Những hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự bất cập về hành lang pháp lý còn tồn tại và chậm tháo gỡ theo lộ trình cam kết…
Không có Luật thu hút FDI chuyên biệt, Ấn Độ đã làm gì để trở thành nền kinh tế thứ 5 thế giới (!?)
(Pháp lý) - Nghiên cứu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của Ấn Độ thấy không có Luật thu hút FDI chuyên biệt. Vậy Ấn Độ đã làm gì để có bước nhảy vọt thần kỳ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới ?
Thuế bất động sản: Giải pháp nào để đảm bảo công bằng, chống thất thu và chống đầu cơ (?)
(Pháp lý )- Thuế đối với Bất động sản là vấn đề được các nhà khoa học, quản lý, giới chuyên gia, nhà đầu tư và người dân đặc biệt quan tâm. Giải pháp nào để đảm bảo công bằng, chống thất thu thuế và chống đầu cơ đất đai BĐS… là nan đề đặt ra đối với những người làm công tác quản lý và hoạch định chính sách hiện nay.
Tháo gỡ rào cản pháp lý để doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm
(Pháp lý) – Với đà phát triển của nền kinh tế mở như hiện nay của Việt Nam và trong bối cảnh quy mô thị trường vốn trong nước còn nhỏ; nguồn vốn huy động FDI, ODA có hạn và kèm theo điều kiện khắt khe, thì việc phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm là rất cần thiết. Tuy nhiên nghiên cứu từ thực tế cho thấy, còn rào cản về pháp lý để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn ngoài tín dụng…
Từ những đại án chống tham nhũng có thực… đến các bộ phim chính luận hấp dẫn khán giả
(Pháp lý) - Dòng phim chính luận thời gian qua đã “đụng chạm” vào nhiều vấn đề nóng của xã hội. Đặc biệt khi mấy năm gần đây, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ngày càng quyết liệt, triệt phá nhiều đại án lớn…cũng là cốt liệu cho phim chính luận ngày càng hấp dẫn khán giả. Đấu trí; Sinh Tử và trước đó là Chạy án, Chủ tịch tỉnh… là những bộ phim như vậy.
Nghiên cứu từ hoạt động cho vay ngang hàng: Ưu điểm, bất cập và tiềm ẩn rủi ro nếu không có cơ chế pháp lý đầy đủ
(Pháp lý) – Nghiên cứu từ thực tiễn hoạt động cho vay ngang hàng ( P2P Lending) đang tồn tại trong bối cảnh chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, có thể rút ra 4 rủi ro pháp lý (cho cả nhà đầu tư và người vay) khi tham gia vào mô hình này. Thực tiễn đòi hỏi tính cấp bách phải nhanh chóng ban hành hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động này.
Tháo gỡ rào cản pháp lý còn tồn tại để tận dụng triệt để lợi thế mang lại từ việc gia nhập các FTA (bài 3)
(Pháp lý) - Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại của Việt Nam đã đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới để mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và ngược lại. Tuy nhiên cho đến thời điểm này các lợi ích từ ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tận dụng được chưa đầy 40%. Những hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự bất cập về hành lang pháp lý và chậm tháo gỡ theo lộ trình cam kết
Tháo gỡ rào cản pháp lý còn tồn tại để tận dụng triệt để lợi thế mang lại từ việc gia nhập các FTA.
(Pháp lý) - Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại của Việt Nam diễn ra rất mạnh mẽ trong những năm qua, bắt đầu là gia nhập WTO và tiếp đó là ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA). Những động thái đó thúc đẩy mở cửa nhanh và mạnh thị trường nội địa cho hàng hóa, dịch vụ từ các nước đối tác và sẽ đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới để mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy việc rà soát và khai thông những rào cản pháp lý còn tồn tại để tận dụng triệt để những lợi thế từ các FTA mang lại là việc làm cần thiết …
Khẩn trương bít “kẽ hở” trong các qui định pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
(Pháp lý) – Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một điểm mới cơ bản của Luật Khoáng sản năm 2010. Theo đó, để đảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thì việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản, pháp luật bắt buộc phải thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên nghiên cứu thực tế thực thi cho thấy không ít kẽ hở trong các qui định pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản đang gây thất thu ngân sách…
Nhận diện thủ đoạn xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu trong môi trường thương mại điện tử và kiến nghị giải pháp phòng, chống
(Pháp lý) - Với số lượng người dùng khổng lồ và gần như không bị kiểm soát, các nền tảng mạng xã hội phổ biến hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử… thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày, đã và đang vô tình trở thành “môi trường thuận lợi” làm gia tăng các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Nghiên cứu và phân tích sau đây của Nhóm PV Tạp chí Pháp lý sẽ chỉ ra những thủ đoạn mà các đối tượng thường áp dụng, qua đó kiến nghị giải pháp phòng, chống.
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 244 Bộ luật Hình sự để có căn cứ xử lý người ký quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án qui hoạch xây dựng trái pháp luật.
(Pháp lý) - Thanh tra của Bộ Xây dựng vừa ban hành kết luận chỉ ra hàng loạt sai sót, vi phạm về quy hoạch, xây dựng tại tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội)… Không chỉ riêng ở Hà Nội, có thể nói thực trạng vi phạm pháp luật quy hoạch trong xây dựng đã và đang tồn tại ở nhiều địa phương. Nhiều ý kiến cho rằng, để ngăn chặn tình trạng này, đã đến lúc phải áp dụng không chỉ chế tài phạt kinh tế đối với các doanh nghiệp vi phạm mà cần cả chế tài nặng đối với quan chức đã tiếp tay, bao che, xé rào cho DN vi phạm pháp luật qui hoạch.