Bài viết mới nhất từ VŨ LÊ MINH
Vấn đề hoàn tiền cho bị hại trong một số vụ án hình sự kinh tế: Thực tiễn và kiến nghị
(Pháp lý) – Bị hại hiểu theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Nếu không thỏa mãn các đặc điểm của bị hại theo qui định của pháp luật thì không được cơ quan tố tụng công nhận là bị hại, theo đó quyền được đề nghị bồi thường hay hoàn trả tài sản trong các vụ án hình sự kinh tế sẽ bị loại trừ. Sự điều chỉnh đó của pháp luật là cần thiết nhưng cũng gây ra một số bất cập cho bị hại trong các vụ án hình sự kinh tế…
Giữ hệ thống cơ quan “gác cửa” cho Đảng thực sự trong sạch
(Pháp lý) - Bước vào giai đoạn phát triển mới, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tham nhũng, tiêu cực được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tinh vi. Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) theo đó sẽ đứng trước khó khăn, thách thức mới. Để công cuộc PCTN, TC hiệu quả và quyết liệt hơn nữa, điều quan trọng là chúng ta phải giữ hệ thống cơ quan “gác cửa” cho Đảng thực sự trong sạch, kiểm soát tốt quyền lực của các cơ quan này.
Từ sai phạm của Tiktok tại Việt Nam: Nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực dịch vụ xuyên biên giới
(Pháp lý) – Tại Việt Nam thời gian qua có các nền tảng xuyên biên giới hoạt động từ cung cấp dịch vụ đến kinh doanh thu tiền như Facebook, Google hay TikTok, NetFlix, Telegram. Nhưng đáng lưu ý đến nay vẫn chưa có tổ chức nào đặt văn phòng đại diện trong nước theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thực tế này gây khó khăn cho cơ quan quản lý. Từ câu chuyện sai phạm của Tiktok tại Việt Nam được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố mới đây, đòi hỏi cơ quan quản lý cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh.
Nhận diện 7 thủ đoạn “rửa tiền” được tội phạm sử dụng trong giai đoạn hiện nay
(Pháp lý) – Nghiên cứu cho thấy, cùng với các hình thức “rửa tiền” thông dụng trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm phát sinh sự gia tăng về tội phạm rửa tiền thông qua công nghệ cao, núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau, khiến cho việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Từ các vụ án mà cơ quan có chức năng phát hiện và xử lý, chúng tôi hệ thống và nhận diện lại một số thủ đoạn “rửa tiền” điển hình được tội phạm sử dụng phổ biến trong giai đoạn hiện nay…
Bất cập của một số loại hợp đồng trong giao dịch dân sự, kiến nghị và khuyến cáo
(Pháp lý) – Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện có qui định về 13 loại hợp đồng với tên gọi khác nhau tùy vào nội dung giao dịch và sự thỏa thuận của các bên tham gia. Sự đa dạng trong điều chỉnh về các loại hợp đồng dân sự trong bối cảnh nhiều đạo luật có liên quan chưa hoàn thiện đã làm phát sinh nhiều rủi ro giữa các bên khi tham gia vào quan hệ này. Vì vậy việc phân tích và chỉ ra những bất cập của một số loại hợp đồng thông dụng trong thực tiễn, từ đó kiến nghị giải pháp hoàn thiện, đưa ra các khuyến cáo giúp các bên khi tham gia vào quan hệ này giảm thiểu thiệt hại là cần thiết…
Nhận diện thủ đoạn cho vay và đòi nợ trái luật của một số công ty tài chính phi ngân hàng
(Pháp lý) – Thời gian qua nhiều đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, thành lập các công ty tài chính trá hình (trong vỏ bọc các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề được pháp luật cho phép), sử dụng các thủ đoạn cho vay và đòi nợ trái luật…Nghiên cứu, nhận diện những thủ đoạn cho vay trái luật mà các công ty tài chính trá hình đang sử dụng sẽ giúp cơ quan chức năng sớm đề ra giải pháp ngăn chặn, đưa loại hình kinh doanh này vào khuôn khổ pháp luật…
Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Từ kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam
(Pháp Lý). Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng trở nên phức tạp trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển công nghệ 4.0. Các hành vi xâm phạm về SHTT đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, tinh vi hơn, vượt qua cả ranh giới về địa lý và thay đổi hình thức từ môi trường kinh doanh truyền thống lên môi trường thương mại điện tử và internet. Vì vậy việc nghiên cứu từ cách làm thành công của các quốc gia về bảo hộ SHTT, sẽ giúp chúng ta có những giải pháp hiệu quả hơn để hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong vấn đề quan trọng này.
Báo chí góp phần thúc đẩy cải cách thể chế; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
(Pháp Lý). Thời gian qua, nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam đối mặt với những khó khăn. Trong bối cảnh đó, các nước đều đặt ưu tiên hàng đầu cho cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong hành trình đó, báo chí cách mạng Việt Nam đã làm tốt vai trò chung tay đồng hành, cổ vũ và phản biện, thúc đẩy các cơ quan chức năng cải cách thể chế và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh…
Từ các vụ kinh doanh gian dối: Ngẫm về những bài học, “nguyên tắc vàng” cho doanh nghiệp
(Pháp lý) – Những tháng đầu năm 2023, nhiều công ty bảo hiểm đối mặt với doanh thu từ dịch vụ bảo hiểm sụt giảm nghiêm trọng. Trước đó, năm 2022, hoạt động chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu do một số doanh nghiệp không giữ chữ tín, kinh doanh gian dối, vi phạm 3 “ nguyên tắc vàng” trong kinh doanh.
Sửa Luật Bảo hiểm xã hội, cần đồng thời sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế thu nhập cá nhân
(Pháp lý) – Xung quanh việc lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Luật BHXH, dư luận đang quan tâm trước đề xuất lấy tiền lương và thu nhập làm căn cứ đóng BHXH bằng 70% thu nhập các loại. Theo chúng tôi đề xuất này là tích cực vì có lợi cho người lao động về lâu dài , nhưng khó khả thi nếu như áp dụng vào lúc này và khi chưa sửa đổi đồng bộ các luật liên quan như Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân…Bài viết sau đây, Luật gia Vũ Lê Minh sẽ phân tích làm rõ.
Kinh nghiệm áp dụng hình phạt tiền đối với tội phạm tham nhũng của một số quốc gia và tham khảo cho Việt Nam
(Pháp lý) - Tình hình tham nhũng tại Việt Nam nói riêng, trên thế giới nói chung ngày càng có diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi, dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát do hành vi tham nhũng. Tỉ lệ tài sản được thu hồi từ các vụ án tham nhũng còn thấp so với số tài sản thực tế bị chiếm đoạt. Đối tượng tham nhũng có xu hướng che giấu, tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản tham nhũng, đặc biệt là tẩu tán tài sản ra nước ngoài dẫn đến khó khăn cho việc truy vết và thu hồi tài sản. Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm về thu hồi tài sản tham nhũng của các quốc gia trên thế giới để vận dụng vào Việt Nam là vô cùng hữu ích.
CPTPP và dấu ấn của cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
(Pháp lý) - Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, người giữ chức Thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã qua đời hôm 8/7 vừa qua sau một vụ ám sát khi đang phát biểu tại một sự kiện vận động tranh cử ở miền Tây Nhật Bản. Tin cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát làm rúng động thế giới. Báo Deutsche Welle (Đức) ngày 8/7 đã điểm lại những di sản nổi bật trong các nhiệm kỳ chính trị của ông Abe ở Nhật Bản và trên thế giới. Trong khối di sản đó, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã để lại dấu ấn đậm nét của ông.
Kiến nghị 3 giải pháp pháp luật để ngăn chặn “biến thể Việt Á” trong tương lai …
(Pháp lý) – Đến thời điểm này vụ án thổi giá kít test Việt Á vẫn đang rất "nóng" , đến cuối tháng 5 đã có 58 người liên quan bị khởi tố, trong đó có hàng chục bị can là lãnh đạo CDC các tỉnh thành bị khởi tố, với nhiều tội danh khác nhau. Những hệ lụy từ vụ án là không thể đo đếm được…Vì vậy việc mổ xẻ những kẽ hở của luật và kiến nghị những giải pháp hoàn thiện để góp phần ngăn chặn “biến thể Việt Á” trong tương lai là vấn đề cần được quan tâm.