Nhận diện thủ đoạn của tội phạm tham nhũng trong khu vực tư: Đề xuất giải pháp, cơ chế hữu hiệu đấu tranh tội phạm tham nhũng thời gian tới
(Pháp lý) – Nghiên cứu một số vụ án tham nhũng điển hình trong khu vực tư bị cơ quan bảo vệ pháp luật điều tra, xử lý trong thời gian gần đây giúp chúng ta nhận diện rõ chiêu thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước cấu kết với cán bộ nhà nước, nhận rõ những hạn chế bất cập của cơ chế xử lý.... Từ đó có giải pháp, cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh tội phạm tham nhũng trong thời gian tới.
Nhận diện thủ đoạn của tội phạm trong hoạt động đấu giá, đầu thầu và kiến nghị hoàn thiện qui định pháp luật liên quan
(Pháp lý). Nghiên cứu từ thực tế cho thấy công tác đấu giá, đấu thầu tài sản và các quy định pháp luật có liên quan còn có sơ hở, bất cập, bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để trục lợi. Tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực đấu giá, đấu thầu thời gian qua vẫn diễn biến rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khó khăn, thách thức, tác động tiêu cực đến công tác đảm bảo ANTT.
Phương thức, thủ đoạn của tội phạm rửa tiền tại Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống
( Pháp Lý) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa,Việt Nam dễ trở thành “thiên đường” rửa tiền của các đối tượng phạm tội. Hoạt động phạm tội rửa tiền diễn ra vô cùng phức tạp, thủ đoạn tinh vi, có tổ chức khiến công tác kiểm soát, phát hiện ngày càng khó khăn. Rửa tiền không chỉ ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị mà còn đe dọa tới an ninh các quốc gia trong đó có Việt Nam khi các dòng tiền này được tài trợ cho khủng bố. Do đó, việc tìm hiểu các phương thức, thủ đoạn của đối tượng phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm rửa tiền.
Những điểm cần lưu ý đối với điều tra viên khi tham dự phiên toà xét xử các vụ án tham nhũng
(Pháp Lý) - Thực tiễn quá trình xét xử các vụ án tham nhũng cho thấy, trong một số trường hợp cụ thể, Hội đồng xét xử sẽ triệu tập Điều tra viên thụ lý vụ án để làm rõ những nội dung còn nhiều vướng mắc có liên quan đến vụ án.
Nghiên cứu sửa đổi pháp luật về tố tụng tương thích với các qui định mới của Luật Giao dịch điện tử mới
(Pháp lý) - Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 với nhiều nội dung mới, được kỳ vọng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số tất cả các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi, pháp luật tố tụng hình sự và dân sự vẫn còn một số qui định chưa tương thích với Luật GDĐT, đặc biệt các qui định liên quan việc xác định giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử .
Đề xuất xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về dân sự
Bộ Tư pháp đang dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về dân sự nhằm hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự theo hướng hiện đại, khả thi, thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Quy định về người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Cộng hòa Liên bang Đức và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam
(Pháp lý). Người làm chứng là một chủ thể tham gia tố tụng có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, bài viết dưới đây tập trung phân tích, đánh giá quy định pháp luật về người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) Cộng hòa Liên bang (CHLB Đức), từ đó đưa ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện quy định về người làm chứng.
Một số vướng mắc trong áp dụng pháp luật trọng tài thương mại để giải quyết các tranh chấp Quốc tế tại Việt Nam
(Pháp lý) - Cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã thu hút một số lượng lớn các thương nhân nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh. Quá trình hợp tác không thể tránh khỏi phát sinh các tranh chấp. Hầu hết các thương nhân nước ngoài đều mong muốn giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thương mại thay vì tòa án.
Nhận diện một số thủ đoạn phổ biến của tội phạm tham nhũng trong giai đoạn hiện nay
(Pháp Lý) - Tham nhũng được nhận diện là một vấn nạn của đất nước, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, tội phạm tham nhũng luôn xảy ra ở mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai; xây dựng cơ bản; đầu tư công, quản lý tài sản công; tài chính, ngân hàng; y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội... Bài viết phân tích một số thủ đoạn phổ biến của tội phạm tham nhũng trong một số lĩnh vực cụ thể, làm cơ sở, tiền đề để các cơ quan tiến hành tố tụng nhận diện và có giải pháp đấu tranh với tội phạm này trong thời gian tới.
Cần thiết nghiên cứu xây dựng luật riêng về dẫn độ
(Pháp Lý). Kể từ khi Luật Tương trợ tư pháp ( TTTP) được ban hành, hoạt động dẫn độ đã có nhiều chuyển biến, hỗ trợ tích cực cho hoạt động tố tụng của cơ quan Nhà nước Việt Nam và nước ngoài trong việc giải quyết các vụ án, trừng trị nghiêm minh các đối tượng phạm tội. Tuy nhiên, cùng với những yêu cầu mới phát sinh của quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế, yêu cầu cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, Luật TTTP đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dẫn độ.
Xây dựng nền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Khái niệm “nền tư pháp” trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1. Khái niệm “nền tư pháp” ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ “nền tư pháp” được xây dựng trên cơ sở cách tiếp...
Sự cần thiết xây dựng khung pháp lý về AI: Kinh nghiệm của các nước và một số đề xuất cho Việt Nam
(Pháp lý). Nghiên cứu từ thực tiễn cho thấy trí tuệ nhân tạo ( AI ) là công nghệ quan trọng, có thể mang lại đột phá cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên AI cũng đã bộc lộ tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, AI còn tạo ra các rủi ro và thách thức về an ninh mạng, điển hình là sử dụng AI để lừa đảo. Nhiều nước trên thế giới đã và đang thúc đẩy xây dựng khung pháp lý về trí tuệ nhân tạo. Đối với Việt Nam, vấn đề này cũng cần được cơ quan chức năng đặt ra nghiên cứu nhằm phát huy tác động tích cực, đồng thời ngăn chặn những tác động tiêu cực của AI đến an ninh và trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp, định giá tài sản
(Pháp lý) – Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng được các cơ quan chức năng tăng cường, đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên thời gian giải quyết một số vụ án vẫn còn dài , công tác thu hồi tài sản tham nhũng trong một số vụ án chưa cao. Nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật về giám định tư pháp, định giá tài sản còn hạn chế, bất cập.
Trách nhiệm Hiến pháp, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự
(Pháp lý) – Ngày 31/5, Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL), Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức hội thảo “Mối liên hệ giữa trách nhiệm hiến pháp, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự” . Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn đến từ các tòa án, viện kiểm sát, các tổ chức hành nghề luật và trường đại học trong cả nước.