Phát huy vai trò, trách nhiệm của Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển trong thời kì mới
(Pháp Lý). Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra nhiều nhiệm vụ giải pháp rất cụ thể, trọng tâm, trọng điểm đối với từng Bộ ngành, tỉnh thành.
Một số vướng mắc từ thực tiễn áp dụng Luật Đấu giá tài sản và góp ý hoàn thiện luật
(Pháp lý). Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) 2016 tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc chuyển nhượng tài sản một cách công khai, minh bạch và công bằng, góp phần thúc đẩy thị trường tài sản phát triển. Tuy nhiên, sau 8 năm áp dụng trong thực tế đã phát sinh những vướng mắc bất cập, cần được hoàn thiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động ĐGTS.
Thực trạng pháp luật về kiểm soát quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn vào doanh nghiệp từ góc độ đại án Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Với tư cách là luật sư tham gia bào chữa trong đại án Tập đoàn VTP - Ngân hàng SCB có sự quan tâm và nghiên cứu riêng của mình về vấn đề kiểm soát quyền sở hữu trong góp vốn thành lập doanh nghiệp, tác giả đã nghiên cứu những hành vi vi phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm và các quy định của pháp luật có liên quan để có thể thấy được thực trạng của pháp luật hiện hành về kiểm soát quyền sở hữu trong góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Công tác kiểm soát quyền lực, hoàn thiện chính sách pháp luật, thu hồi tài sản tham nhũng nhìn từ vụ Cty AIC.
(Pháp lý) – Nghiên cứu vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty CP Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị liên quan, cho chúng ta thấy rõ những thủ đoạn phạm tội hết sức tinh vi của các bị can trong hoạt động đấu thầu, móc ngoặc công – tư, đưa nhận hối lộ… Vụ án để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm về công tác kiểm soát quyền lực quan chức, hoàn thiện chính sách pháp luật... Đặc biệt những kinh nghiệm trong điều tra chứng minh tội phạm tham nhũng, chức vụ, thu hồi tài sản tham nhũng….
Sửa Luật Thủ đô: Những cơ chế, chính sách kì vọng tạo khuôn khổ pháp lý vượt trội cho Thủ đô phát triển sẽ được quyết tại kì họp thứ bảy Quốc hội khoá XV
(Pháp lý). Dự thảo Luật Thủ đô ( sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kì họp thứ sáu. Đến nay, trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tiếp tại kì họp thứ bảy, dự luật mới nhất đã được tiếp thu chỉnh lý nhiều vấn đề lớn rất quan trọng.
Đề xuất các biện pháp tăng cường những ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của các KOLS
(Pháp lý). Bài viết nghiên cứu làm rõ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các KOLS đến nhận thức và hành vi của giới trẻ hiện nay, từ đó, đưa ra những đề xuất biện pháp góp phần tăng cường những ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực giúp định hướng ngày càng tốt hơn nhận thức và hành vi của giới trẻ hướng đến những giá trị đúng đắn, tốt đẹp.
Tọa đàm khoa học “ Qui định của pháp luật liên quan đến cổ vật”
(Pháp lý) - Các luật gia, chuyên gia dự Tọa đàm đã phân tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến cổ vật . Đồng thời phân tích những bất cập của các quy định pháp luật về cổ vật, đề xuất ý kiến hoàn thiện pháp luật có liên quan cổ vật ở Việt Nam hiện nay.
Sửa Luật Đấu giá tài sản: Cần nghiên cứu tháo gỡ những vướng mắc nổi cộm, đặc biệt trong hoạt động đấu giá QSD đất
(Pháp lý) – Nghiên cứu thực tiễn áp dụng Luật Đấu giá tài sản thời gian qua cho thấy còn bất cập , vướng mắc. Đó là tình trạng đấu giá đất công gặp khó vì khó xác định giá khởi điểm lần hai; tình trạng luật chưa có các qui định sắc bén để ngăn chặn giá ảo; thông đồng, dìm giá trong hoạt động đấu giá; và việc người mua được tài sản đấu giá ngay tình phải đối mặt với rủi ro trong việc nhận tài sản, mặc dù đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính...
Đại hội Đại biểu Hội Luật gia tỉnh Đắk Lắk lần thứ VI, nhiệm kì 2024 – 2029
(Pháp lý) – Ngày 17/04, Hội Luật gia tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu khóa VI, nhiệm kì 2024 – 2029. Đây là đơn vị đầu tiên trong 63 tỉnh, thành hội tổ chức Đại hội nhiệm kì 2024 – 2029.
Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số thách thức và giải pháp thực hiện
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì vậy, việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và “lợi ích nhóm’ trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật là một yêu cầu quan trọng. Nâng cao năng lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bằng việc xây dựng chế độ liêm chính trong hoạt động công vụ để mỗi công chức thực sự vô tư, khách quan khi tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, vượt qua những tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích” đang là vấn đề cần quan tâm giải quyết trong giai đoạn hiện nay.
Luật gia, Tiến sĩ. Nguyễn Thị Sơn: Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB để lại nhiều bài học pháp lý cho doanh nghiệp và công tác kiểm soát cán bộ, quản lý tổ chức tín dụng.
(Pháp lý). Công tác tố tụng đại án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB đã tạm thời khép lại ở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án ở giai đoạn 1. Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt các bị cáo với mức hình phạt nghiêm khắc.
Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế hợp tác toàn diện với Nguyen Do Lawyers: Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt vững kiến thức pháp lý trong kinh doanh quốc tế
(Pháp lý). Ngày 10/4/2024, tại trụ sở của Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh quốc tế (Viện IBLA) - Hội luật gia Việt Nam, Viện IBLA và Nguyen Do Lawyers đã chính thức thoả thuận hợp tác toàn diện.
Chế tài đối với pháp nhân thương mại phạm tội: Qui định của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
(Pháp lý) – Bộ luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam lần đầu qui định trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Theo đó, hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại được quy định tương đối phong phú như: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn…
Để môi trường kinh doanh minh bạch và tăng cường công tác phòng ngừa tham nhũng trong cả khu vực công, tư : Cần sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng
(Pháp lý). Năm 2023, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế - tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều vụ án kinh tế - tham nhũng đặc biệt lớn được xử lý nghiêm minh, kịp thời, với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Kết quả của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục củng cố thêm niềm tin của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư.