Phó Chủ tịch HLGVN, TS. Trần Công Phàn và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, TS. Đỗ Đức Hồng Hà hiến kế cho công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng
(Pháp lý) - Năm 2022, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao.
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, TS.Nguyễn Văn Quyền: Hội Luật gia VN tiếp tục có nhiều sáng kiến pháp lý, đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
(Pháp lý) - Vừa qua, tại Hội nghị TW 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhất trí cao việc ban hành Nghị quyết số 27 về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. Nhiều thập kỷ qua, giới Luật gia Việt Nam được Đảng, Nhà nước xác định là một trong những lực lượng quan trọng tham gia đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đặc biệt hai thập kỷ gần đây, Hội Luật gia Việt Nam (HLGVN) đã có nhiều sáng kiến pháp lý được Quốc hội và Chính phủ đánh giá cao, đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Ngay sau khi Nghị quyết số 27 của Trung ương được ban hành, HLGVN đề ra Chương trình hành động cụ thể để triển khai Nghị quyết trong cuộc sống.
Một số vấn đề về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay
1. Kiểm soát quyền lực là mấu chốt để ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực.
Trong 10 năm qua (2012-2022), công tác PCTN, TC có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ...
Công tác kiểm soát quyền lực, hoàn thiện chính sách pháp luật, thu hồi tài sản tham nhũng nhìn từ vụ Cty AIC và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
(Pháp lý) – Nghiên cứu vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty CP Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị liên quan, cho chúng ta thấy rõ những thủ đoạn phạm tội hết sức tinh vi của các bị can trong hoạt động đấu thầu, móc ngoặc công – tư, đưa nhận hối lộ… Vụ án để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm về công tác kiểm soát quyền lực quan chức, hoàn thiện chính sách pháp luật... Đặc biệt những kinh nghiệm trong điều tra chứng minh tội phạm tham nhũng, chức vụ, thu hồi tài sản tham nhũng….
TS. Nguyễn Đình Cung: Thúc đẩy hơn nữa cải cách thể chế, cần gia tăng áp lực các cơ quan trong cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
(Pháp lý) - Nhân dịp đầu Xuân Quí Mão, Phóng viên TCPL đã có cuộc phỏng vấn TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), ghi lại những ý kiến góp ý thẳng thắn và tâm huyết của Ông cho công cuộc cải cách thể chế, phát triển kinh tế.
Từ những đại án chống tham nhũng có thực… đến các bộ phim chính luận hấp dẫn khán giả
(Pháp lý) - Dòng phim chính luận thời gian qua đã “đụng chạm” vào nhiều vấn đề nóng của xã hội. Đặc biệt khi mấy năm gần đây, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ngày càng quyết liệt, triệt phá nhiều đại án lớn…cũng là cốt liệu cho phim chính luận ngày càng hấp dẫn khán giả. Đấu trí; Sinh Tử và trước đó là Chạy án, Chủ tịch tỉnh… là những bộ phim như vậy.
VCCI: Các hành vi bị cấm trong Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) còn mơ hồ
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng các quy định về hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu cần được điều chỉnh theo hướng cụ thể hơn.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và những quy định tác động đến Doanh nghiệp cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện
(Pháp lý) - Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 đã được Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4. Đáng chú ý, so với Luật Đất đai 2013, dự thảo có nhiều quy định mới, bước đầu thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về quản lý sử dụng đất đai.
Theo kế hoạch, năm 2023, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến vào dự Luật đặc biệt quan trọng này. Tại kỳ họp thứ 4 và tại nhiều cuộc Hội thảo, Tọa đàm, các Đại biểu Quốc hội, chuyên gia và doanh nhân cho rằng Dự thảo vẫn còn nhiều quy định cần được tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện để đảm bảo tính khả thi trong triển khai thực hiện, tránh các quy định xung đột, mâu thuẫn, chồng chéo... gây tắc nghẽn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
ĐBQH: Cần đầu tư cho báo chí theo hướng đặt hàng bài chất lượng cao
Theo ông Đỗ Chí Nghĩa, việc đầu tư vào các cơ quan báo chí trực tiếp với tinh thần cần “tinh”chứ không nhất thiết phải “đông”.
Hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh
(Pháp lý) - Năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý với đề xuất của Chính phủ sớm sửa Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69/2014/QH13), nhằm mở rộng phạm vi, lĩnh vực đầu tư vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và sẽ thành lập Quỹ Đầu tư nhà nước trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Theo đó, Luật số 69 sửa đổi dự kiến sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5 năm 2023.
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - đột phá mới và thách thức
Năm 2022, đất nước mặc dù vừa tập trung phòng, chống dịch Covid-19, vừa chỉ đạo phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, song công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, khẩn trương. Từ đó công tác này có bước phát triển mới, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực theo Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng.
Hội Luật gia Việt Nam VN gặp mặt, tri ân cán bộ hưu trí
(Pháp lý) - Nhân dịp chào đón xuân Quý Mão 2023, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức gặp mặt tri ân các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên từng công tác tại cơ quan TW Hội qua các thời kỳ.
Thực thi chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
(Pháp lý) - Nghiên cứu cho thấy Covid-19 và tham nhũng thực tế đã trở thành cuộc khủng hoảng kép mà thế giới đang đối mặt. Tham nhũng được ví như một vấn nạn len lỏi và làm xáo trộn các mục tiêu chính sách mà các quốc gia phải đối mặt liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 với những hành vi phổ biến như trục lợi trong mua bán, đấu thầu sinh phẩm, trang thiết bị y tế…Thực tế này đòi hỏi cần thực thi các chính sách phòng chống tham nhũng phù hợp, hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh trên tinh thần thượng tôn pháp luật để đảm bảo sự liêm chính, công bằng và sự phát triển lành mạnh ở mỗi quốc gia
Hội thảo "Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai và những vấn đề đặt ra đối với Kiểm toán nhà nước"
Vừa qua, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai và những vấn đề đặt ra đối với Kiểm toán nhà nước”. Hội thảo nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng và đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai gắn với vai trò của Kiểm toán nhà nước.