Một số bất cập pháp lý trong thực tiễn thi hành Luật Đầu tư 2020
Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 (Luật Đầu tư 2020). Mặc dù mới thực thi được hơn 7 tháng nhưng đã phát sinh vướng mắc, bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước về đầu tư. Bài viết này tập hợp và phản ánh lại cho doanh nghiệp một số bất cập pháp lý trong thực tiễn thi hành Luật Đầu tư 2020 theo công điện số 1079/CD-TTg ngày 14/8/2021 của Thủ tướng Chính Phủ.
Quản lý nhà nước dối với thị trường bất động sản du lịch: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn thực thi
Khi sản phẩm BĐS du lịch có đa chức năng được hình thành và phát triển sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến chính sách quản lý nhà nước về loại sản phẩm BĐS này.
Vấn đề này sẽ được làm rõ thông qua các phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển BĐS du lịch trong những năm gần đây cùng những hệ luỵ mà thực trạng này đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước.
Hoàn thiện hành lang pháp lý về phòng chống rửa tiền tại Việt Nam: Những vấn đề cốt lõi cần đặc biệt quan tâm
(Pháp lý) – Nghiên cứu cho thấy, xét về khối lượng các tội phạm nguồn tại Việt Nam, số lượng vụ án và bị can bị khởi tố, điều tra và xử lý về hành vi rửa tiền còn rất ít và chưa tương xứng so với rủi ro tiềm ẩn loại tội phạm này tại Việt Nam. Nguyên nhân một phần do hành lang pháp lý về PCRT còn nhiều lỗ hổng.
Chỉ nên giảm xử lý hình sự tội phạm tham nhũng khi kiểm soát được thu nhập của cán bộ và bổ sung tội làm giàu bất hợp pháp
(Pháp lý) – Trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) việc thu hồi tài sản là trọng tâm, cốt lõi. Do đó, đề xuất PCTN,TC theo hướng “tăng phòng ngừa, giảm xử lý hình sự mà thay thế bằng khởi kiện dân sự và tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả” là một giải pháp hay, sẽ khuyến khích được người vi phạm tự nguyện nộp lại tài sản tham nhũng. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất này chưa khả thi trong thời điểm hiện tại, bởi hai nguyên do quan trọng: chúng ta chưa có cơ chế để có thể kiểm soát được tài sản thu nhập thực của quan chức và chưa luật hóa được hành vi làm giàu bất hợp pháp…
Hội Luật gia VN tăng cường năng lực cho đội ngũ tư vấn viên
(Pháp lý) - Để nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, Hội Luật gia Việt Nam xác định khâu then chốt là tăng cường năng lực cho đội ngũ tư vấn viên.
Ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra TW : Quan trọng nhất là lựa chọn nhân sự và giám sát quyền lực Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực
(Pháp lý) - Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Pháp lý về về chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, thành phố về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Ngô Văn Sửu cho rằng: Quan trọng nhất là khâu lựa chọn nhân sự.
Hoàn thiện vai trò của Nhà nước trong quan hệ sở hữu đất đai ở nước ta
Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII vừa qua đã thống nhất cao ban hành Nghị quyết mới về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Ngày 06/4/2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Thông báo Kết luận về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nêu rõ: Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Bài viết nêu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc cần thiết thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời, bước đầu đề xuất một số nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, thành phần và cơ chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.
Cụm thi đua số 4 – Hội Luật gia Việt Nam: Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022
(Pháp lý) - Sáng 07/07/2022, tại Bình Thuận, Cụm thi đua số 4 thuộc khu vực miền đông Nam bộ gồm 10 tỉnh, thành phố: Bình Dương, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Đắk Nông đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Hội và phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022
Sửa Luật Giá: Nâng cao tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
Bộ Tài chính đề xuất tăng cường tiêu chuẩn, điều kiện của thẩm định viên về giá, gắn với đó là nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của thẩm định viên trong hoạt động thẩm định giá.
Hoàn thiện chế định pháp lý về “chủ thể sở hữu toàn dân”
Trong Hiến pháp và trong Luật Đất đai đều xác định “Toàn dân” là chủ thể sở hữu đất đai của quốc gia. Tuy nhiên, “toàn dân” lại không phải là một chủ thể pháp lý xác định, chưa được chế định rõ là “ai” và chưa luật định được rõ quyền, trách nhiệm và lợi ích chung của chủ sở hữu "toàn dân" là thế nào. Đây là một “khoảng mờ” cần được làm rõ.
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 244 Bộ luật Hình sự để có căn cứ xử lý người ký quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án qui hoạch xây dựng trái pháp luật.
(Pháp lý) - Thanh tra của Bộ Xây dựng vừa ban hành kết luận chỉ ra hàng loạt sai sót, vi phạm về quy hoạch, xây dựng tại tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội)… Không chỉ riêng ở Hà Nội, có thể nói thực trạng vi phạm pháp luật quy hoạch trong xây dựng đã và đang tồn tại ở nhiều địa phương. Nhiều ý kiến cho rằng, để ngăn chặn tình trạng này, đã đến lúc phải áp dụng không chỉ chế tài phạt kinh tế đối với các doanh nghiệp vi phạm mà cần cả chế tài nặng đối với quan chức đã tiếp tay, bao che, xé rào cho DN vi phạm pháp luật qui hoạch.
Cụm thi đua số 6 Hội Luật gia Việt Nam: Tăng cường phối hợp giữa các Chi hội để đẩy mạnh hoạt động Hội
Sáng ngày 28/6/2022, tại Hà Nội, Cụm thi đua số 6, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, bàn và quyết định các giải pháp đẩy mạnh các phong trào thi đua 6 tháng cuối năm 2022. Luật gia, TS Trần Công Phàn, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.
Chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn gặp khó do thiếu cơ chế
Việc chuyển đổi bước đầu sẽ gặp khó khăn, bởi bối cảnh Việt Nam còn thiếu các cơ chế chính sách thúc đẩy và nguồn lực, công nghệ tái chế, tái sử dụng còn hạn chế.