Quy tắc thương mại toàn cầu của WTO: Luật chơi rộng , nhưng không chặt chẽ

01/11/2020 18:05

(Pháp lý) - Từ khi thành lập, WTO đã đưa ra các hiệp định và quy tắc thương mại toàn cầu được đánh giá là “cực kỳ rộng lớn, bao trùm lên mọi mặt đời sống sống kinh tế của các quốc gia thành viên”. Trong đó Thương mại tự do là qui tắc rất quan trọng. Qui tắc này nhằm thực thi được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, việc tất nhiên là phải cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạn ngạch, giấy phép….

Tuy nhiên, có một thực tế là các quy tắc thương mại toàn cầu do WTO xây dựng và áp dụng với các nước thành viên không phải lúc nào cũng được thực thi.

Luật chơi rộng, nhưng không chặt chẽ

Các Hiệp định và quy tắc của WTO rất dài và phức tạp, vì đó là những văn bản pháp lý qui định rất nhiều lĩnh vực hoạt động như: nông nghiệp, hàng dệt may, hoạt động ngân hàng, viễn thông, thị trường công, tiêu chuẩn công nghiệp, tính an toàn của sản phẩm, qui định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, và còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa…

Tuy nhiên, có một số nguyên tắc đơn giản và cơ bản làm kim chỉ nam của tất cả các lĩnh vực này, và trở thành nền tảng của hệ thống thương mại đa biên, như quy tắc thương mại không phân biệt đối xử (thông qua nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia); thương mại tự do (bằng con đường đàm phán); tạo ra (nhằm thúc đẩy) môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn…

Đáng chú ý, một trong những quy tắc do WTO xây dựng được các nước ứng dụng và thực thi trong quá trình thương mại quan trọng nhất là quy tắc thương mại tự do. Ðể thực thi được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, việc tất nhiên là phải cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạn ngạch, giấy phép…).

Một trong những quy tắc do WTO xây dựng được các nước ứng dụng và thực thi trong quá trình thương mại quan trọng nhất là quy tắc thương mại tự do. Qui tắc này nhằm thực thi được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, việc tất nhiên là phải cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạn ngạch, giấy phép…).

Trên thực tế, lịch sử WTO đã cho thấy đó chính là lịch sử của quá trình đàm phán cắt giảm thuế quan, rồi bao trùm cả đàm phán dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, rồi dần dần mở rộng sang đàm phán cả những lĩnh vực mới như thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ…

Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, mở cửa thị trường, do trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế của mỗi nước khác nhau, "sức chịu đựng" của mỗi nền kinh tế trước sức ép của hàng hoá nước ngoài tràn vào do mở cửa thị trường là khác nhau. Nói cách khác, đối với nhiều nước, khi mở cửa thị trường không chỉ có thuận lợi mà cũng đưa lại những khó khăn, đòi hỏi phải điều chỉnh từng bước nền sản xuất trong nước.

Vì thế, các hiệp định của WTO đã được thông qua với quy định cho phép các nước thành viên từng bước thay đổi chính sách thông qua lộ trình tự do hoá từng bước. Sự nhượng bộ trong cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan được thực hiện thông qua đàm phán, rồi trở thành các cam kết để thực hiện.

Cũng chính vì điều này mà quy tắc thương mại trên lệ thuộc vào đàm phán theo chiều hướng có lợi cho mỗi quốc gia và không dễ hài hòa về mặt lợi ích dẫn đến các xung đột thương mại. Quy tắc này của WTO có độ mở rộng nên không chặt chẽ. Hay nói cách khác có luật chơi chung về thương mại song phương và đa phương giữa các quốc gia nhưng mỗi nước sẽ chơi một kiểu.

Một quy tắc cơ bản khác về thương mại toàn cầu mà WTO dày công xây dựng là tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn. Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá thương mại song trong rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì những quy định về bảo hộ. Do vậy, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp…hoặc các biện pháp bảo hộ khác.

Ðể thực hiện được nguyên tắc này, WTO quy định trường hợp nào là cạnh tranh bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng từ đó được phép hay không được phép áp dụng các biện pháp như trả đũa, tự vệ, chống bán phá giá…

Tuy nhiên, ở mỗi đàm phán thương mại song phương, có khi quy tắc này được gỡ bỏ nếu áp dụng sang một đàm phán khác, miễn là có lợi cho cả 2 quốc gia đàm phán.

Một quy tắc cơ bản khác về thương mại toàn cầu mà WTO dày công xây dựng là tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn. Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá thương mại song trong rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì những quy định về bảo hộ. Do vậy, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp…hoặc các biện pháp bảo hộ khác.

Có quyền phủ quyết

Trở lại câu chuyện WTO ra phán quyết đối với Mỹ về việc áp đặt thuế hàng trăm tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc, để thấy rõ hơn việc áp dụng các quy tắc thương mại trong tranh chấp, xung đột của WTO hiện nay.

Theo đơn kiện của Trung Quốc gửi đến WTO, chính quyền Trump đã áp dụng Điều 301 Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974, cho phép Tổng thống Mỹ đánh thuế, hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác, bất cứ khi nào một quốc gia có hành vi thương mại không công bằng, ảnh hưởng tới thương mại Mỹ là sai trái.

Trung Quốc cho rằng các đòn thuế của Mỹ vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc của WTO, khi hàng Trung Quốc phải chịu những mức thuế khác với tất cả thành viên còn lại thuộc WTO. Ngoài ra, Bắc Kinh cáo buộc việc Washington đánh thuế còn vi phạm một nguyên tắc quan trọng khác của WTO là yêu cầu các nước đầu tiên phải đưa sự việc lên cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức, trước khi áp thuế trả đũa quốc gia khác.

Mặt khác, Trung Quốc cho rằng các đòn thuế của Mỹ vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc của WTO, khi hàng Trung Quốc phải chịu những mức thuế khác với tất cả thành viên còn lại thuộc WTO. Ngoài ra, Bắc Kinh cáo buộc việc Washington đánh thuế còn vi phạm một nguyên tắc quan trọng khác của WTO là yêu cầu các nước đầu tiên phải đưa sự việc lên cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức, trước khi áp thuế trả đũa quốc gia khác.

Hội đồng của WTO được thành lập hồi tháng 1/2019 đã xem xét khiếu nại về việc chính quyền Trump quyết định đánh thuế 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc năm 2018, dẫn tới chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hội đồng này gồm ba chuyên gia thương mại do Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO thiết lập đã xem xét toàn bộ quá trình Mỹ áp thuế đối với Trung Quốc.

Với tuyên bố: những mức thuế của chính quyền Trump áp với Trung Quốc là "không phù hợp" với quy tắc thương mại toàn cầu và yêu cầu Mỹ tuân thủ nghĩa vụ của mình. Mỹ có quyền phản đối phán quyết của WTO bằng cách nộp đơn kháng cáo vào bất kỳ lúc nào trong vòng 60 ngày tới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù WTO phán quyết ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại, nhưng nó có thể có ít tác dụng ràng buộc. Vào tháng 12/2019, Tổng thống Trump đã chặn tất cả các cuộc hẹn mời đến tòa án giải quyết tranh chấp của WTO khiến cho phán quyết trở nên vô nghĩa.

Tuy phán quyết của ban hội thẩm là đúng. Nhưng, trong trường hợp không có Cơ quan Phúc thẩm, Mỹ có thể dễ dàng kháng cáo phán quyết này vô hiệu và các thành viên của WTO sẽ không thể thông qua báo cáo của ban hội thẩm.

Việc một quốc gia thành viên phủ quyết các quyết định của WTO sau khi có đơn kiện (hoặc chủ động xem xét) không phải là điều hiếm gặp. Trong các tranh chấp, xung đột thương mại quốc tế, WTO đứng ra như một trọng tài điều khiển trận đấu hoặc trừng phạt, nhưng các cầu thủ thường lờ đi không nghe thấy tiếng còi. Rất tiếc WTO cũng không có thẻ để rút ra, nhất là với những cầu thủ to con hơn có thể dọa cả trọng tài.

Trong thực tế suốt 35 năm qua (1995 - 2020), những trường hợp quốc gia được cho là có vi phạm phủ quyết các quyết định của WTO và không tuân thủ mức phạt, quốc gia còn lại cũng chỉ còn cách đàm phán thêm một lần nữa hoặc tuyên chiến. Tất nhiên, WTO cũng rất nhiều lần tính toán đến việc đưa thêm nhiều điều khoản chặt chẽ hơn đến các quy tắc thương mại toàn cầu, nhưng chưa một lần thành công trọn vẹn.

Trần Nguyễn

Bạn đang đọc bài viết "Quy tắc thương mại toàn cầu của WTO: Luật chơi rộng , nhưng không chặt chẽ" tại chuyên mục Kinh doanh - Quốc tế. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline (0915.999.467) hoặc gửi email về địa chỉ (toasoan@phaply.vn).

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin