Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon: Những tác động và giải pháp thích hợp cho Việt Nam

20/03/2024 12:40

(Pháp lý). Đó là chủ đề, mục đích chính của Hội thảo khoa học “Các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon và tác động đối với Việt Nam”. Hội thảo do Trường Đại học Ngoại thương phối hợp cùng Viện Phát triển Bền vững Quốc tế (International Institute for Sustainable Development, IISD (Geneva, Thụy Sỹ) tổ chức sáng nay ( 18/3) tại Hà Nội.

1-1710748364.png

TS. Hà Công Anh Bảo – Trưởng Khoa Luật ( Đại học Ngoại thương); Trưởng ban quản lý dự án IISD – FTU phát biểu Khai mạc Hội Thảo

Điều chỉnh biên giới carbon (BCA) là chính sách đang được nhiều quốc gia quan tâm xây dựng và thực hiện nhằm chống lại những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Đi đầu trong xu hướng này cơ chế điều chỉnh biên giới carbon CBAM của Liên minh Châu Âu (EU). Các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon sẽ có những tác động không nhỏ đối với xuất khẩu của các quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với Chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan để đánh giá và chuẩn bị phản ứng phù hợp.

Trong bối cảnh như vậy, sáng ngày 18/3 tại Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương phối hợp cùng Viện Phát triển Bền vững Quốc tế (International Institute for Sustainable Development, IISD (Geneva, Thụy Sỹ) tổ chức Hội thảo khoa học “Các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon và tác động đối với Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận và tìm kiếm giải pháp thích hợp cho Việt Nam trong bối cảnh thách thức này.

Tham dự Hội thảo về phía các cơ quan nhà nước có Bà Đặng Thị Thuỷ - Trưởng phòng Pháp luật tài chính quốc tế, Vụ Pháp chế, Bộ Tài Chính, Bà  Trần Thị Thu Huyền, Trưởng phòng Phòng Hội nhập Tài chính song phương, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính; Bà Hồ Thị Kim Ngân, Uỷ viên, Phó trưởng Ban quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động; Ông Đồng Anh Quân - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang; Bà Lê Thị Mai Phương – Tổng biên tập Tạp chí Pháp lý.

Về phía quốc tế Bà Ieva Barsauskaité - Cố vấn chính sách cấp cao, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững (IISD).

Về phía trường ĐH Ngoại thương, có TS. Hà Công Anh Bảo, Trưởng khoa Luật, Trưởng Ban Quản lý dự án IISD - FTU,  Chủ trì, điều phối Hội thảo.

Hội thảo còn có sự tham gia của Bà Nguyễn Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cùng Đại diện nhiều hiệp hội và doanh nghiệp cùng đông đảo các luật gia, luật sư và các nhà khoa học tham dự.

Phát biểu khai mạc Hội Thảo TS. Hà Công Anh Bảo – Trưởng khoa Luật ĐH Ngoại Thương nhấn mạnh: Những năm qua, Trường Đại học Ngoại thương, đặc biệt là Khoa Luật của nhà trường đã luôn chú trọng và đề cao các hoạt động nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan đến các vấn đề về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu.

Bởi trong thời gian gần đây, chúng ta đã chứng kiến những tác động to lớn của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế và đời sống của mọi người trên thế giới. Điều này đã thúc đẩy cộng đồng quốc tế phải cùng nhau triển khai các giải pháp nhằm xanh hóa hành động của chúng ta, từ sản xuất đến tiêu dùng và sau tiêu dùng.

Liên minh châu Âu đã đứng đầu trong cuộc chiến phòng chống biến đổi khí hậu từ năm 2005, bằng việc triển khai hệ thống thương mại quyền phát thải khí nhà kính và Thỏa thuận Xanh châu Âu. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận sự xuất hiện của hiện tượng rò rỉ khí carbon, khi một số nhà sản xuất đã chuyển sản xuất sang các quốc gia khác để tránh các quy định nghiêm ngặt. Để đối phó với điều này, Liên minh châu Âu đã đề xuất áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, một biện pháp mạnh mẽ nhằm đảm bảo công bằng và hiệu quả trong việc giảm lượng khí thải.

Việc các quốc gia như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản cũng đang xem xét việc áp dụng các biện pháp tương tự là minh chứng rõ ràng cho sự lan tỏa của ý thức về vấn đề biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Hội thảo “Các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon và tác động đối với Việt Nam”  được tổ chức trong khuôn khổ hoạt động nghiên cứu mà Viện Phát triển bền vững Quốc tế (IISD) thực hiện nhằm đánh giá tác động của các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon tại một số quốc gia. Trong khuôn khổ của hoạt động nghiên cứu, Trường Đại học Ngoại thương vinh dự được lựa chọn là đối tác của Viện Phát triển Bền vững Quốc tế (IISD) để đồng hành thực hiện Dự án.

2-1710748377.png

Đại biểu tham dự Hội thảo

TS. Hà Công Anh Bảo cho rằng chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon sẽ có những tác động không nhỏ đối với xuất khẩu của các quốc gia.

Hàng hóa thuộc một số ngành nhất định nhập khẩu vào thị trường EU sẽ phải trả thêm một khoản chi phí dựa trên lượng khí thải carbon ở nước xuất xứ nếu nước xuất xứ chưa xây dựng được thị trường tín chỉ carbon tương đương với hệ thống của EU.

BCA nói chung và CBAM của EU nói riêng sẽ có tác động tới các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh toàn diện trong chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng.

Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với Chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan để đánh giá và chuẩn bị phản ứng phù hợp.

Trong bối cảnh như vậy, Hội thảo "Các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon và tác động đối với Việt Nam" được tổ chức nhằm thảo luận và tìm kiếm giải pháp thích hợp cho Việt Nam trong bối cảnh thách thức này.

3-1710748376.png

Bà Ieva Barsauskaité - Cố vấn chính sách cấp cao, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững (IISD) phát biểu

Tại Hội thảo các đại biểu tập trung trao đổi về các chủ đề lớn như: Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh Châu Âu và các cơ chế tương tự trên thế giới; Những tác động của các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon đối với Việt Nam; Doanh nghiệp Việt Nam và các tác động của CBAM do Liên minh Châu Âu ban hành – Hướng dẫn áp dụng CBAM cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, các đại biểu còn thảo luận sâu về Chiến lược của Việt Nam nhằm ứng phó với BCA.

TS. Hà Công Anh Bảo - Trưởng Khoa Luật, Đại học Ngoại thương; Trưởng ban quản lý dự án IISD – FTU khuyến nghị các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon sẽ có những tác động không nhỏ đối với xuất khẩu của các quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với Chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan để đánh giá và chuẩn bị phản ứng phù hợp. Trong bối cảnh như vậy, Hội thảo "Các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon và tác động đối với Việt Nam" được tổ chức nhằm thảo luận và tìm kiếm giải pháp thích hợp cho Việt Nam trong bối cảnh thách thức này.

Một số hình ảnh tại Hội thảo :

4-1710748377.png

TS. Hà Công Anh Bảo – Trưởng khoa Luật ĐH Ngoại Thương cùng các đại biểu tham gia điều hành phiên 1 – Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon trên thế giới nhằm chống lại biến đổi khí hậu

5-1710748378.png

Bà Nguyễn Thu Trang Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) phát biểu trong phiên thảo luận – Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon trên thế giới nhằm chống lại biến đổi khí hậu

6-1710748378.png

Phiên thảo luận bàn tròn về chiến lược của Việt Nam nhằm ứng phó với BCA với sự tham gia của  PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện nghiên cứu sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương - Điều phối cùng đại diện Bộ Tài chính; Tổng Liên đoàn Lao động cùng  đại diện doanh nghiệp

7-1710748377.png

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Thành Chung
Bạn đang đọc bài viết "Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon: Những tác động và giải pháp thích hợp cho Việt Nam" tại chuyên mục Diễn đàn - Luật gia. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline (0915.999.467) hoặc gửi email về địa chỉ (toasoan@phaply.vn).

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin