Quản lý thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài từ khi Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực
(Pháp lý) – Việc quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân, nhà cung cấp nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam nhưng không có đại diện chính thức tại Việt Nam thời gian gần đây có nhiều kết quả tích cực, đặc biệt từ khi Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực.
Tháo gỡ khó khăn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản: Cần nhiều giải pháp đồng bộ
(Pháp lý) - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 được đánh giá là điểm sáng trong “bức tranh màu xám” của kinh tế khu vực cũng như thế giới, song vẫn còn một số bất cập, hạn chế ở một số thị trường như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản,... đòi hỏi Chính phủ và các bộ ngành, địa phương cần có những giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, căn cơ hơn để khơi thông và tháo gỡ khó khăn, bất cập của những thị trường “nóng” này.
Hướng dẫn mới nhất về chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và cho các giao dịch vãng lai khác
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 20/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân.
Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh sách các website có dấu hiệu vi phạm pháp luật (Cập nhật Quý IV/2022)
Ngày 20 tháng 7 năm 2021, Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Quảng cáo được Chính phủ ban hành, Nghị định có nhiều quy định mới liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.
NHNN yêu cầu chặn thanh toán, chuyển tiền của các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu gian lận thương mại
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng có biện pháp để ngăn chặn việc thanh toán, chuyển tiền đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu, hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Hoàn thiện và phát huy mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
Sau hơn 4 năm thành lập và hoạt động, dưới sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục của lãnh đạo Đảng và nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp trực thuộc, đã cho thấy các kết quả bước đầu khả quan. Đây cũng là đánh giá chung, thống nhất của các cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình tổng kết việc thực hiện kết luận số 40-TB/TW của Bộ Chính trị về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nhận diện thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực ngân hàng
(Pháp Lý) - Thời gian qua, song hành với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số là sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trước những diễn biến phức tạp do dịch bệnh Covid 19 gây ra, việc mua bán hàng hóa của người dân qua mạng xã hội, việc chuyển tiền, nhận tiền qua các tài khoản mở tại các ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến. Trước tình hình đó, tội phạm công nghệ cao đã dễ dàng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người dân thiếu cảnh giác, thiếu kiến thức về các giao dịch chuyển khoản ngân hàng.
Trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay: Những bất cập trong hệ thống pháp luật, công tác quản lý và một số kiến nghị
( Pháp Lý) - Nghiên cứu cho thấy trong thời gian qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam đang phát triển rất nóng, nổi lên một số vấn đề tiềm ẩn, phát sinh nhiều sai phạm, rủi ro cho nhà đầu tư và an ninh, tài chính tiền tệ. Bài viết sau đây của tác giả Nguyễn Bá Huy ( Khoa Cảnh sát kinh tế - Học viện Cảnh sát nhân dân) sẽ phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.
Hoàn thiện khung pháp lý phát triển các khu công nghệ cao
Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về khu công nghệ cao nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động của các khu công nghệ cao.
Nhận diện những khoảng trống pháp lý trong quản lý thuế thương mại điện tử và kiến nghị sửa nhiều luật liên quan
(Pháp lý) – Nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý thuế, thu thuế đối với thương mại điện tử (TMĐT) thời gian qua, chúng tôi thấy rằng, dù có nhiều văn bản luật liên quan điều chỉnh hoạt động giao dịch TMĐT như Luật Quản lý thuế; Luật Giao dịch điện tử, Luật An ninh mạng, Luật Thương mại, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự… Nhưng, trong bối cảnh hiện nay, thì hành lang pháp lý vẫn chưa theo kịp sự phát triển nhanh của TMĐT.
Một số doanh nghiệp không tiếp cận được chính sách gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, một số doanh nghiệp không tiếp cận được các chính sách gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của Chính phủ như tinh thần Nghị quyết 105/NQ- CP do vướng mắc trong việc quy định, tổ chức triển khai liên quan đến việc phân loại đối tượng, thủ tục phức tạp.
Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động đấu thầu?
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu gồm: Đưa, nhận, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu…
Đưa Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 vào cuộc sống, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo
(Pháp lý) - Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT) số 14/2022/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 15/11/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2022 với nhiều nội dung mới, khắc phục hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền.
Bộ Thông tin và Truyền thông công bố 98 website có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố danh sách các website có dấu hiệu vi phạm pháp luật (cập nhật quý IV/2022).