Sẽ có Luật Thương mại điện tử để siết buôn bán online, chống hàng giả hiệu quả
Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tham mưu Chính phủ trình Quốc hội Luật Thương mại điện tử nhằm siết chặt quản lý hoạt động buôn bán trực tuyến, xử lý mạnh tay các hành vi vi phạm.
Pháp luật về chống chuyển giá: Kinh nghiệm của một số nước và tham vấn cho Việt Nam
(Pháp lý) – Theo số liệu mới đây nhất của Bộ Tài chính, năm 2023 có hơn 50% DN FDI báo lỗ, trong số đó có không ít DN FDI mặc dù có sản phẩm thống lĩnh thị trường ở Việt Nam. Hệ lụy của hoạt động chuyển giá đã ảnh hưởng xấu tới thu ngân sách nhà nước , làm giảm tính cạnh tranh của thị trường, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Trước thực tế này, cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật về chống chuyển giá của các nước, để sớm hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá.
VCCI kiến nghị làm rõ quy định thuế giá trị gia tăng đối với nhà cung cấp nước ngoài
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định 70/2025/NĐ-CP.
Cần có cơ chế về điều hành, chỉ đạo thống nhất trong Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Thảo luận tại Tổ 9 về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, đa số ý kiến đại biểu ủng hộ chủ trương thành lập Trung tâm này, tuy nhiên, đề nghị cần có cơ chế về điều hành, chỉ đạo thống nhất để tránh cạnh tranh không lành mạnh.
Đề nghị xây dựng dự án Luật Quản lý thuế (thay thế)
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với hồ sơ xây dựng dự án Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm đẩy mạnh việc hiện đại hóa và chuyển đổi số toàn diện công tác quản lý thu thuế.
Giao dịch quyền sử dụng đất trên nền tảng Proptech: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn đặt ra
(Pháp lý). Bài viết được nhóm nghiên cứu trường Đại học Luật Hà Nội tập trung phân tích, đánh giá một số nền tảng số như: PropTech, Sàn thương mại điện tử Bất động sản, Hợp đồng thông minh, Blockchain… là những hình thức có thể được ứng dụng hiệu quả trong các giao dịch về QSDĐ. Qua đó cho thấy sự cần thiết khách quan của việc sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về một vấn đề mới rất có tiềm năng phát triển ở tương lai như PropTech.
Kỳ vọng nợ xấu ngân hàng giảm mạnh sau khi luật hoá Nghị quyết 42
Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, nhằm luật hóa một số chính sách quan trọng từ Nghị quyết số 42. Việc luật hóa Nghị quyết 42 không chỉ giúp các ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà còn khơi thông dòng vốn bị ách tắc trước đây, từ đó tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay, mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và người vay.
Nghiên cứu sửa một số qui định về doanh nghiệp niêm yết và cơ chế IPO riêng cho lĩnh vực công nghệ
(Pháp lý). Qui định của pháp luật Trung Quốc cho phép công ty công nghệ chưa có lợi nhuận hoặc lỗ lũy kế niêm yết trên STAR Market hoặc ChiNext. Tại Ấn Độ, Innovators Growth Platform áp dụng linh hoạt hơn với công ty công nghệ muốn niêm yết. Nghiên cứu từ thực tiễn IPO của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nên chăng cơ quan chức năng sớm xem xét sửa đổi bổ sung một số qui định để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt các start-up công nghệ.
Pháp luật về định giá tài sản trí tuệ: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị
(Pháp lý). Việt Nam đã và đang tập trung hình thành các thiết chế pháp lý, thúc đẩy định giá tài sản trí tuệ trong một số lĩnh vực của đời sống dân sự và hoạt động doanh nghiệp, tuy nhiên, thực tế áp dụng gặp phải trở ngại khi các quy phạm, chuẩn mực, phương thức cùng điều kiện khách quan chưa thực sự đáp ứng phù hợp, cấp thiết đặt ra yêu cầu nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp cũng như sớm hoàn thiện thể chế pháp luật.
Thuế nhập khẩu dược phẩm: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Việc Hoa Kỳ gần đây chính thức công bố chính sách thuế đối với hàng loạt quốc gia nhập khẩu vào Hoa Kỳ đã ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Là quốc gia nhập khẩu phần lớn dược phẩm từ Hoa Kỳ, các quốc gia Châu Âu, … Việt Nam đứng trước nguy cơ chịu tác động về cả xuất khẩu và nhập khẩu khi giá đầu vào bị đẩy lên, trong khi các quy định về thuế nhập khẩu, chứng từ xuất xứ và ưu đãi thuế quan ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn. Không nằm ngoài hệ quy chiếu, ngành dược cũng là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi chính sách thuế quan biến động từ các quốc gia. Trong bối cảnh đó, việc tuân thủ các quy định liên quan đến thuế nhập khẩu dược phẩm là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định, tránh bị truy thu thuế hoặc gián đoạn chuỗi cung ứng. Vậy đâu là những điểm doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý khi nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động hiện nay?
Hiện đại hóa hoạt động kiểm toán góp phần nâng cao năng lực quản lý tài sản công
Kiểm toán Nhà nước đã giảm 2 đầu mối đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, giải thể 12 đơn vị cấp phòng góp phần tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo năng lực thực thi nhiệm vụ.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 275.460 tỷ đồng, chuyển điều tra 16 vụ việc
Tổng hợp kết quả kiểm toán tại thời điểm tháng 1/2025, giai đoạn 2020 – 2025, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 275.460 tỷ đồng, kiến nghị hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung 1.054 văn bản; chuyển 16 vụ việc sang cơ quan cảnh sát điều tra.
"An ninh thương hiệu không chỉ là bảo vệ mà còn là làm ổn định thương hiệu"
Đây cũng là nhận định của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - Giảng viên Trường Đại học Thương mại tại tọa đàm “Bảo vệ thương hiệu trong thế giới thương mại nhiều biến số” diễn ra sáng ngày 28/5.
Quản lý ngoại hối đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí thay thế Thông tư 31/2018/TT-NHNN.