Theo Ban Tổ chức, trong nhiều năm, hành động chống tham nhũng của các chính phủ không đủ đã khiến chúng ta rơi vào tình huống nguy cấp. Đó là, trong khi chúng ta tiếp tục vật lộn với những hậu quả to lớn và chưa từng có của đại dịch, các chế độ chính trị tham nhũng (kleptocratic) đang gây nguy hiểm cho trật tự toàn cầu. Tham nhũng thúc đẩy những mối đe dọa này, cản trở các phản ứng và gây nguy hiểm cho quyền được sống trong hòa bình và an ninh của mỗi người. Điều này làm cho phong trào toàn cầu chống tham nhũng của chúng ta trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng những thành tựu và tăng tốc động lực trong cuộc chiến vì tương lai mà chúng ta mong muốn.
Hội nghị năm nay sẽ diễn ra tại một thời điểm quan trọng trong lịch sử. Tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ đối tác chia sẻ thông tin, hiểu biết và thay đổi cuộc chơi, nó sẽ thúc đẩy các nỗ lực chống tham nhũng lên hàng đầu trong chương trình nghị sự toàn cầu và thúc đẩy các phản ứng đối với những mối đe dọa cấp bách nhất của chúng ta.
Theo bà Huguette Labelle, Chủ tịch Hội đồng IACC: "Nếu chúng ta muốn có một tương lai chung mà tại đó coi trọng quyền con người, tính bền vững và pháp quyền, thì cần phải có hành động kiên quyết và phối hợp. Chúng tôi kêu gọi sự tham gia của tất cả chính phủ, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và các thành viên của xã hội dân sự. Cùng nhau, chúng ta có thể bảo vệ các giá trị dân chủ và loại bỏ tham nhũng khỏi hệ thống - vì thế giới mà chúng ta muốn".
Trong khi đó, bà Delia Ferreira Rubio, Chủ tịch TI cho rằng: "Cuộc chiến chống tham nhũng đang ở thời điểm quan trọng. Hiện chúng ta đang chứng kiến hậu quả của nhiều thập kỷ phản ứng yếu kém và các cam kết mất hiệu lực. Chúng ta phải khẩn trương bịt các kẽ hở, vạch mặt những kẻ tòng phạm và siết chặt mạng lưới các chế độ chính trị tham nhũng ở khắp mọi nơi; đồng thời, tuân thủ các nguyên tắc thiết yếu về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trước công chúng".
Trong gần 4 thập kỷ, IACC đã thống nhất tất cả các lĩnh vực và phong trào đứng sau những thách thức tham nhũng nghiêm trọng nhất trên toàn cầu. IACC thúc đẩy chương trình chống tham nhũng bằng cách nâng cao nhận thức và kích thích tranh luận. Hội nghị thúc đẩy mạng lưới kết nối, trao đổi kinh nghiệm toàn cầu, những thứ không thể thiếu để vận động và hành động chống tham nhũng hiệu quả, ở cả cấp độ toàn cầu và quốc gia. Hội nghị cũng thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa chính phủ, xã hội dân sự, khu vực tư nhân và người dân bằng cách tạo cơ hội đối thoại trực tiếp và liên lạc trực tiếp giữa đại diện của các cơ quan và tổ chức tham gia.
Chuỗi sự kiện IACC 2020 bao gồm hơn 100 hội thảo, phiên họp toàn thể và các phiên họp đặc biệt để thảo luận về các vấn đề bức xúc, các giải pháp đổi mới trong phòng, chống tham nhũng. IACC lần thứ 19 nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình đối với sự phục hồi bền vững từ đại dịch COVID-19.
Cũng theo Chủ tịch Hội đồng IACC Huguette Labelle: “Mỗi IACC mang đến một cam kết mới từ tất cả thành phần trong xã hội của chúng ta và các chiến lược mới để chống tham nhũng vì một cộng đồng toàn cầu thực sự. Trong thời đại mà tham nhũng ngày càng có tổ chức và xuyên quốc gia, điều này càng trở nên quan trọng hơn".
Theo noichinh.vn
Nguồn bài viếtt: https://noichinh.vn/tin-quoc-te/202204/hoi-nghi-quoc-te-chong-tham-nhung-2022-310850/