Quang cảnh buổi Tọa đàm
Sáng 13/9, Bộ Tư Pháp và Hội Luật gia VN tổ chức tọa đàm: Nắm bắt tình hình thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân và chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”.
Phát biểu tại tọa đàm, bà Ngô Quỳnh Hoa – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết, buổi làm việc nhằm nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân” và “ Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” trong thời gian qua.
Đặc biệt, Bộ Tư pháp và Cục PBGDPL muốn lắng nghe các ý kiến chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án 977 của Chính phủ về nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị định 55, Quyết định 81 và đề án 345 của Thủ tướng Chính phủ.
Bà Ngô Quỳnh Hoa – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phát biểu tại buổi tọa đàm
Trên cơ sở những đề xuất, nhu cầu trong công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng của Hội Luật gia với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Từ đó, sẽ có những hoạt động phối hợp cụ thể giữa các đơn vị của Hội Luật gia cũng như Cục Phổ biến giáo dục pháp luật.
Vai trò của Hội Luật gia trong phối hợp, đồng hành với các cơ quan của Chính phủ là rất nhiều, đặc biệt là đề án 345 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Theo bà Hoa, Đề án 977 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng. Trong đó, một trong những mục tiêu rất lớn là mong muốn được phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp đối với vấn đề nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Đặc biệt, mục tiêu của đề án 977 đề cập mục tiêu nâng cao năng lực cho các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp để tham gia vào với công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.
“Đề án cũng nêu ra các nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp. Trong đó Hội Luật gia Việt Nam có nhiệm vụ mở rộng mạng lưới tư vấn pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân được tiếp cận với pháp luật. Tiếp đó, tăng cường nâng cao chất lượng cho đội ngũ tư vấn viên pháp luật của Hội Luật gia, trợ giúp viên pháp lý để tham gia vào công tác này”, bà Hoa cho biết.
Bên cạnh đó, Hội Luật gia VN tích cực tham gia công tác giám sát, phản biện các chính sách, tổ chức thực hiện để đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Trong đó có vấn đề tiếp cận pháp luật. Cùng với đó là tăng cường vận động người dân và các thành viên của tổ chức mình tham gia vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật…
Về công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp theo Nghị định 55, Quyết định 81 và đề án 345 của Thủ tướng Chính phủ, bà Hoa cho rằng có nhiều nhiệm vụ, giải pháp, nhiều công việc cần phối hợp triển khai giữa hai cơ quan ( Cục PBGDPL và HLGVN)
“Những văn bản này tuy chưa quy định trực tiếp cho Hội Luật gia Việt Nam nhưng vai trò của Hội Luật gia trong phối hợp, đồng hành với các cơ quan của Chính phủ là rất nhiều, đặc biệt là đề án 345 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”, bà Hoa nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc, ông Dương Đình Khuyến – Phó Tổng Thư ký, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, Hội Luật gia Việt Nam cho biết về công tác tuyên truyền PBGDPL, hiện nay Hội Luật gia Việt Nam giao nhiệm vụ chính cho Ban Nghiên cứu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; Ban Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.
Ngoài ra, các đơn vị trực thuộc như các Viện Nghiên cứu, Tạp chí của Hội, các Trung tâm TVPL cũng đều có chức năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
Ông Dương Đình Khuyến – Phó Tổng Thư ký, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, Hội Luật gia Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm
Theo ông Khuyến, trong những năm qua, Hội Luật gia Việt Nam đã tập trung chỉ đạo các Trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc Trung ương Hội và các Trung tâm Tư vấn pháp luật trực thuộc các cấp Hội trong cả nước, tích cực tham gia công tác tư vấn pháp luật cho người dân và doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả đạt được rất đáng biểu dương , được người dân và các doanh nghiệp đánh giá cao, tín nhiệm.
Tính đến nay, tại Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có 10 Trung tâm tư vấn pháp luật; Cấp tỉnh Hội có 68 Trung tâm tư vấn pháp luật và cấp huyện Hội có 35 trung tâm tư vấn pháp luật. Trong đó có 6 tỉnh (Hà Giang, Lai Châu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn) thành lập 2 trung tâm trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh, 1 tỉnh Quảng Trị chưa thành lập Trung tâm Tư vấn pháp luật.
Đến nay, toàn hệ thống tư vấn pháp luật từ Trung ương Hội đến các Trung tâm Tư vấn pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện có khoảng trên 1100 người, trong đó có 700 tư vấn viên, 200 cộng tác viên Tư vấn pháp luật và 200 Luật sư.
Báo cáo và thông tin tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Hoàng - Trưởng phòng, Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật (Hội Luật gia Việt Nam) cho biết: thực hiện các nhiệm vụ được giao của Đề án, từ năm 2023 đến nay, Hội Luật gia Việt Nam đã chủ động phát huy trách nhiệm xã hội của mình trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật bằng nhiều giải pháp và thông qua nhiều hoạt động thiết thực.
Cụ thể, thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 và 2023 Hội đã Chủ động đề xuất với Chính phủ, Bộ Tư pháp giao Hội Luật gia Việt Nam Chủ trì xây dựng và thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024 - 2030”.
Ngày 30/01/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 129 phê duyệt Đề án. Theo đó, phần lớn các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án đều hướng tới việc phát huy vai trò của Hội Luật gia trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.
Đối với các tỉnh, thành phố, tính đến nay đã có 38/63 tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Đề án. Các cấp Hội tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân với nhiều hình thức phong phú. Trong đó, chú trọng tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật bằng nhiều hình thức (sân khấu hóa, thi trực tuyến, tổ chức “phiên tòa giả định”...); Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử; qua các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Lotus…).
Đối với những nhiệm vụ Hội được giao phối hợp với các cơ quan, tổ chức để thực hiện, Hội đã rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp. Từ năm 2023 đến nay Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu và đã có văn bản góp ý gửi các cơ quan đối với Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Luật sư (thay thế); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Công chứng (sửa đổi), Luật giám định tư pháp......
Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 26 ngày 6/2/2023 về xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài thương mại.
Cùng với đó, kiện toàn đội ngũ nhân lực có kiến thức pháp luật, kỹ năng hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý. Trung ương Hội đã cử cán bộ, hội viên tham gia các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp tổ chức trong khuôn khổ của Đề án.
Ngoài ra, Hội đã chủ động kiện toàn đội ngũ cán bộ và hội viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý của Hội Luật gia các cấp. Trong năm 2023 và 6 tháng năm 2024 Trung ương Hội đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ, Hội viên.
Nhiều hiến kế nhằm nâng cao hiệu quả PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Phát biểu thảo luận tại buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Văn Huệ- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật của Hội Luật gia cho rằng tọa đàm không chỉ là buổi nắm bắt công việc đã thực hiện thời gian qua mà cần tiếp cận đúng và sâu hơn về vị trí, nhiệm vụ , trách nhiệm của các cơ quan, từ đó tháo gỡ bất cập, đề ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ.
Ông Nguyễn Văn Huệ- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật của Hội Luật gia phát biểu tại buổi tọa đàm
Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, bà Lê Thị Mai Phương - Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý và Kinh doanh quốc tế (IBLA - Hội Luật gia Việt Nam), Tổng Biên tập Tạp chí Pháp lý cho biết: Từ tháng 3/2024, giữa Ban nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật (Hội Luật gia Việt Nam) và Tạp chí điện tử Pháp lý đã có những hoạt động cụ thể tích cực triển khai đề án 129 - nhằm phát huy vai trò của luật gia trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2004-2030.
Sự tích cực và nỗ lực không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền PBGDPL đơn thuần trích các điều dẫn luật mà còn hướng tới việc nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, một trong những đối tượng chính của phổ biến giáo dục pháp luật.
Theo bà Mai Phương, công tác phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay đang gặp một số khó khăn, thách thức. Dẫn một ví dụ cụ thể, bà Phương nêu: các nội dung tuyên truyền PBGDPL mà TCPL chúng tôi đang triển khai thực hiện không chỉ đơn thuần là việc thông tin, trích dẫn về các điều luật mà còn phải sâu sắc và thực tiễn hơn, cần phân tích những nội dung mới, những tác động. Đặc biệt còn phải ghi nhận những phản ánh thông tin từ chiều của cuộc sống thực tiễn trong tiếp nhận thực thi PL. TCPL điện tử đã có hàng trăm bài viết nghiên cứu, xây dựng, PBTTGDPL không chỉ đề cập đến các luật mới mà còn phản ánh những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai luật trong cuộc sống.
“Chúng tôi không chỉ làm TTPBGDPL xuôi chiều mà còn phải lắng nghe thực tiễn từ doanh nghiệp, người dân và luật gia để viết những bài viết nghiên cứu TTPBGDPL sát thực nhất”, bà Mai Phương cho biết
Tuy nhiên thách thức và khó khăn lớn nhất nhiều năm qua và hiện nay của chúng tôi là thiếu ngân sách cho hoạt động nghiên cứu phổ biến giáo dục pháp luật, chúng tôi làm mà chưa hề được đồng nào từ ngân sách của nhà nước. Riêng năm 2024, chuyên mục Nghiên cứu XDPBPL của chúng tôi đã đăng tải gần 200 bài viết phân tích bình luận công phu, nhưng nguồn kinh phí cho các tác phẩm này gần như tòa soạn đang phải ứng trước 100% từ nguồn của tòa soạn, chúng tôi chưa được đồng nào từ ngân sách nhà nước. Tôi nhận thấy, để tiếp cận và thụ hưởng được chính sách của nhà nước dành cho một số chủ thể ( trong đó có chúng tôi) để thực hiện công tác nghiên cứu PBGDPL là rất ít ỏi và vô cùng chậm. Điều đó làm giảm động lực, giảm nhiệt huyết..
Qua buổi Tọa đàm và làm việc hôm nay, tôi mong Lãnh đạo Cục PBGDPL và lãnh đạo Bộ Tư pháp có giải pháp đề xuất kiến nghị với nhà nước, Chính phủ có những cơ chế nhanh kịp thời để Hội Luật gia VN và các Viện nghiên cứu, các Trung tâm, các cơ quan báo chí có động lực nhiệt huyết đóng góp hiệu quả lan toả sâu rộng hơn nữa công tác PBGDPL tới người dân và cộng đồng DN.
Bà Lê Thị Mai Phương - Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý và Kinh doanh quốc tế, Tổng Biên tập Tạp chí Pháp lý phát biểu tại buổi tọa đàm
Về công tác hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng DN, bà Mai Phương cho rằng trên thực tế VCCI hiện đang làm rất tốt công tác này cho DN. Tuy nhiên cá nhân tôi nhận thấy: Bộ Tư pháp, Cục PBGDPL thực sự có ưu thế rất lớn của chủ thể một thành viên Chính phủ trong công tác hỗ trợ pháp lý cho DN, và Hội Luật gia VN hiện đang có nguồn lực nhân sự Luật gia rất lớn, giàu kinh nghiệm thực tiễn pháp lý. Nếu hai bên phối kết hợp chặt chẽ khai thác sử dụng thế mạnh của riêng mình thì tôi tin công tác hỗ trợ pháp lý cho cộng động DN của Cục PBGDPL và HLGVN tới đây sẽ đạt hiệu quả rất tốt.
Qua đây, tôi cũng mong muốn HLGVN bổ sung thêm vào phần phương hướng là tăng cường phối hợp giữa các ban chuyên môn của Hội với các Viện nghiên cứu và các cơ quan báo chí của HLG , của Viện để triển khai các hoạt động NCPBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả hơn . Đồng thời, rất mong các đồng chí quan tâm hơn nữa đến khu vực phía Nam.
Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, bà Lê Thị Mai Phương - Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý và Kinh doanh quốc tế (IBLA - Hội Luật gia Việt Nam), Tổng Biên tập Tạp chí Pháp lý cho biết: Từ tháng 3/2024, Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật ( Hội Luật gia VN) và Tạp chí Pháp lý ( Viện IBLA – Hội Luật gia VN) đã tích cực phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024 - 2030”. Theo đó, Tạp chí điện tử Pháp lý đã xây dựng và vận hành chuyên mục “Nghiêu cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật” trên trang Tạp chí Pháp lý điện tử. Chỉ tính riêng 7 tháng gầy đây TCPL đã đăng tải gần 200 bài nghiên cứu xây dựng phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo bà Mai Phương, công tác nghiên cứu, xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay đang gặp một số khó khăn, thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất là kinh phí, nhuận bút chế độ cho những cán bộ nhân sự triển khai trực tiếp công việc. Bởi các nội dung cần nghiên cứu, phổ biến không chỉ đơn thuần là việc trích dẫn nguyên văn nội dung văn bản pháp luật , điều luật, nếu chỉ sao chép trích dẫn nguyên điều luật để đăng lên thì rất đơn giản, mà còn phải có những nghiên cứu phân tích sâu sắc về tác động thực tiễn của luật, đồng thời nhận diện được những bất cập, khó khăn vướng mắc khi thi hành chính sách pháp luật trong cuộc sống. Các bài viết đã được Tạp chí Pháp lý xuất bản không chỉ đề cập đến nội dung các điều luật mới mà còn phản ánh những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai luật trên cơ sở lắng nghe thực tiễn từ doanh nghiệp, người dân và luật gia, luật sư.....
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho cộng đồng DN, bà Mai Phương cho rằng các Bộ ngành, trong đó có Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính cần thiết phải có cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng và kịp thời hơn cho các cho hoạt động rất quan trọng này. Hiện tại, nhiều nhân sự có kinh nghiệm , kiến thức pháp luật sâu và khát khao đóng góp cho lĩnh vực này nhưng vẫn đối mặt với những rào cản do chính sách chế độ rất chậm. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc mà còn làm giảm động lực của đội ngũ làm việc trong lĩnh vực này.
“Chúng tôi mong muốn Bộ Tư pháp, Cục PBGDPL có những giải pháp cụ thể thiết thực hơn nữa để giúp HLGVN , các Viện nghiên cứu, các cơ quan báo chí thúc đẩy công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả hơn trong thời gian tới”, bà Mai Phương nêu.
Tại tọa đàm, đông đảo các chuyên gia, đại biểu cũng đã có những ý kiến góp ý, đề xuất để công tác tăng cường năng lực tiếp cận pháp lý cho người dân, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giữa Hội Luật gia Việt Nam, Bộ Tư pháp được triển khai ngày càng có hiệu quả, thiết thực.
Kết luận tọa đàm, bà Ngô Quỳnh Hoa – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật ghi nhận những kết quả, nỗ lực của các ban chuyên môn Hội Luật gia Việt Nam đã làm được trong thời gian qua liên quan đến tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân” và chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Đồng thời bà Hoa rất đồng tình với ý kiến phát biểu của một số Đại biểu, phát biểu trước đó của bà Mai Phương: phổ biến pháp luật không phải đơn giản một chiều từ phổ biến các quy định pháp luật vào cuộc sống mà sẽ là hai chiều từ cuộc sống phản ánh tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đặc biệt, gắn chặt với chức năng của Hội Luật gia Việt Nam trong vấn đề giám sát phản biện. Từ đó, sẽ có những tư duy, thay đổi cách làm đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để phù hợp hơn với yêu cầu của cuộc sống. Bên cạnh đó, bà Hoa cho rằng, về phổ biến giáo dục pháp luật không phải làm theo ý chí chủ quan mà cần khảo sát, tìm hiểu xem đối tượng hướng tới đang cần gì từ chúng ta để có phần trả lời trúng và đúng vấn đề, đạt hiệu quả.
Về Đề án 977, bà Hoa mong muốn thời gian tới Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục bám sát nhiệm vụ Hội được giao cụ thể. Cùng với đó, tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ tư vấn viên pháp luật, đội ngũ hội viên Hội Luật gia.
“Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, chúng tôi cũng đang tiến hành sửa đổi Nghị định 55, Hội Luật gia đã có thành viên tham gia ban soạn thảo, tổ biên tập”, bà Hoa cho hay.