Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền: Hội Luật gia Việt Nam phát huy mọi nguồn lực, thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới

(Pháp Lý). Hội Luật gia Việt Nam (HLGVN) là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, trong đó chỉ đạo các cấp Hội Luật gia: “tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước....”. Điều này đã được khẳng định rõ tại Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 01/7/2022 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới;

Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả quan trọng trong nhiều hoạt động của HLGVN những năm qua, mới đây ngày 30/1/2024, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024 - 2030”.

1-1713498415.jpg

Ngày 30/1/2024, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024 - 2030”

Để hiểu rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng và những kế hoạch, giải pháp hành động cụ thể của HLGVN triển khai Đề án quan trọng này, TCPL đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch HLGVN, TS. Nguyễn Văn Quyền.

Khẳng định vai trò quan trọng của các cấp Hội Luật gia trong huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác PBGDPL và TGPL trong toàn quốc

Phóng viên: Được biết, nhiều năm qua, HLGVN đã thực hiện rất hiệu quả Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Việc triển khai thực hiện  Đề án đã có tác động, ý nghĩa rất lớn với xã hội, và người dân, góp phần tăng cường nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân, đồng thời hỗ trợ trợ giúp pháp lý hiệu quả cho người dân. Chủ tịch có thể chia sẻ, thông tin khái quát về những kết quả, dấu ấn nổi bật mà HLGVN đã làm được trong công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý thời gian gần đây?

Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền: Trong những năm qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở Việt Nam đã và đang ngày càng khẳng định vai trò là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN (NNPQXHCN). Xây dựng NNPQXHCN đòi hỏi phải thượng tôn  pháp luật, mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Đến nay, trải qua 69 năm xây dựng và phát triển, Hội Luật gia VN đã tập hợp, qui tụ được gần 80.000 Hội viên Luật gia đang công tác tại nhiều Bộ, ban ngành, địa phương trong cả nước tham gia đóng góp tích cực hiệu quả vào công cuộc XDNNPQXHCN VN.

2-1713498425.jpg

Chủ tịch HLGVN, TS. Nguyễn Văn Quyền trả lời phỏng vấn TCPL

HLGVN được Đảng và Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ rất quan trọng, trong đó có nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), trợ giúp pháp lý và tham gia xây dựng chính sách pháp luật.

Qua thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý” hai giai đoạn 2013 - 2016 và 2017-2021 cho thấy, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công tác PBGDPL là hoàn toàn đúng đắn, mang tầm chiến lược và phù hợp với thực tiễn, ngày càng đi vào cuộc sống với kết quả lợi ích thiết thực cho người dân.

Tổ chức Hội Luật gia Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Hiện nay, Hội có 02 Viện nghiên cứu, 01 tạp chí trực thuộc Trung ương Hội, 02 tạp chí thuộc Viện nghiên cứu, 01 nhà xuất bản, toàn Hội có 63 hội cấp tỉnh, 490 hội cấp huyện, 4.776 Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia các tỉnh, thành phố, quận, huyện và Chi hội Luật gia xã, phường, thị trấn; 42 chi hội ở các bộ, ngành trực thuộc Trung ương hội và 114 Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các cấp Hội; tổng số hội viên của hội là gần 80.000. Đây là cơ sở và điều kiện để Hội đẩy mạnh vận động, thu hút nguồn lực xã hội - nguồn nhân lực là hội viên Hội Luật gia Việt Nam tham gia, đảm bảo cho việc thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác PBGDPL của Đảng và Nhà nước.

Vi tiềm năng nguồn lực to lớn, Hội trin khai có hiu qunhim vụ mà Chính phủ giao, đồng thời có đủ năng lực và điều kiện để trin khai mnh mcông tác PBGDPL trước mt cũng như lâu dài.

Kết quả thực hiện các Đề án đã khẳng định vị trí, vai trò của các cấp Hội Luật gia trong huy động nguồn lực tham gia và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL. Có thể khái quát một số dấu ấn nổi bật của công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý mà các cấp HLGVN đã thực hiện 3 năm gần đây:

Trong 3 năm gần đây các cấp hội luật gia đã tổ chức tuyên truyền PBGDPL được hơn 61.000 cuộc cho hơn 10.000.000 lượt người và phối hợp với các ngành liên quan tuyên truyền được hơn 100.000 cuộc cho hơn 16 triệu lượt người dân… Một số tỉnh, thành hội làm tốt công tác này là: Bình Thuận, Cao Bằng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tây Ninh, Tiền Giang, Hà Nội, Quảng Bình...

Về tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cũng trong ba năm 2021, 2022 và 2023 các cấp hội đã tư vấn pháp luật được hơn 260.000 vụ việc và trợ giúp pháp lý được hơn 115.000 vụ việc. Một số tỉnh, thành phố làm tốt công tác này, đó là: Đồng Nai, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Thanh Hóa, Ninh Bình, Lào Cai...

Các Chi hội trực thuộc TW Hội làm tốt công tác này như: CHLG Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và đào tạo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tối cao...

Chỉ tính riêng năm 2023, các cấp Hội tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại được hơn 21.000 vụ việc (năm 2022 là 19.200 vụ việc). Một số Hội Luật gia các tỉnh, thành phố làm tốt công tác này như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, An Giang, Bắc Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Trà Vinh, Ninh Thuận...

3-1713498425.jpg

Hội Luật gia TP Hà Nội là một trong những tổ chức Hội hoạt động rất hiệu quả, xây dựng mới nhiều mô hình tuyên truyền PBGDPL, trợ giúp pháp lý tại cơ sở

Có thể nhận thấy, qua thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý” nhận thức của các cấp Hội và hội viên Hội Luật gia nói riêng và của xã hội nói chung đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả đã xây dựng được nhiều mô hình tổ chức hoạt động PBGDPL của Hội Luật gia ở cơ sở, ở các trung tâm, tổ pháp luật cộng đồng đã được triển khai ở nhiều địa phương. Điều này, góp phần rất tích cực đưa pháp luật đến gần với người dân, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Trong 3 năm gần đây các cấp hội luật gia đã tổ chức tuyên truyền PBGDPL được hơn 61.000 cuộc cho hơn 10.000.000 lượt người và phối hợp với các ngành liên quan tuyên truyền được hơn 100.000 cuộc cho hơn 16 triệu lượt người dân… Một số tỉnh, thành hội làm tốt công tác này là: Bình Thuận, Cao Bằng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tây Ninh, Tiền Giang, Hà Nội, Quảng Bình...

Về tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cũng trong ba năm 2021, 2022 và 2023 các cấp hội đã tư vấn pháp luật được hơn 260.000 vụ việc và trợ giúp pháp lý được hơn 115.000 vụ việc. Một số tỉnh, thành phố làm tốt công tác này, đó là: Đồng Nai, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Thanh Hóa, Ninh Bình, Lào Cai...

Các Chi hội trực thuộc TW Hội làm tốt công tác này như: CHLG Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và đào tạo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tối cao..

.Phóng viên: Đại diện Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam là thành viên rất tích cực của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương. Xin Chủ tịch cho biết một số kết quả quan trọng mà Hội đồng phối hợp PBGDPL của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã đóng góp tích cực vào công tác của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương những năm gần đây. Và kết quả một số Chương trình phối hợp của HLGVN với các Bộ, ngành trong công tác PBGDPL.

Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền: Với vai trò là thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương, nhiều năm nay, HLGVN đã chủ động triển khai nhiều hoạt động tham gia tích cực vào Hội đồng PBGDPL Trung ương.

Hội đã phân công 1 đồng chí là lãnh đạo Hội tham gia thành viên Hội đồng và đã tích cực tham gia có hiệu quả vào các nhiệm vụ của Hội đồng như: Tổ chức đoàn kiểm tra giám sát , tham gia góp ý kiến đầy đủ vào dự thảo các văn bản, chương trình, kế hoạch của Hội đồng PBGDPL Trung ương; Phát huy đầy đủ vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương; Phối hợp xây dựng, khai thác, sử dụng có hiệu quả đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Hội Luật gia Việt Nam và huy động hội viên Hội Luật gia Việt Nam tham gia công tác PBGDPL.

4-1713498425.jpg

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương phát biểu tại buổi làm việc với Hội Luật gia Việt Nam về công tác phối hợp PBGDPL

Với vai trò là thành viên Hội đồng PBGDPL Trung ương, đại diện Thường trực TW Hội và các cán bộ của Hội đã tham gia đầy đủ, có trách nhiệm và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Hội đồng phân công; thường xuyên tham mưu, đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng về công tác PBGDPL. Bên cạnh đó, đề xuất các chủ trương, quan điểm chỉ đạo công tác PBGDPL phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của HLGVN; Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phối hợp PBGDPL của HLGVN.

Đồng thời HLGVN cũng tăng cường hoạt động phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức, doanh nghiệp khác để thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động PBGDPL.

5-1713498425.jpg

Chủ tịch HLGVN, TS. Nguyễn Văn Quyền phát biểu khai mạc một Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường

Cụ thể HLGVN đã triển khai ký kết một số chương trình phối hợp, hợp tác với các Bộ, ngành, đoàn thể: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, UBND tỉnh Bình Dương và một số Tập đoàn, doanh nghiệp.

3 năm gần đây, thực hiện Chương trình phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, HLGVN đã tổ chức 09  lớp tập huấn, đào tạo cho báo cáo viên pháp luật của HLGVN; Tổ chức 03 lớp tập huấn chuyên sâu  về tuyên truyền PBCSPL và kỹ năng hòa giải cho cho hội viên tại các tỉnh; Tổ chức 12 cuộc tuyên truyền PBCSPL cho hội viên các tỉnh và Hội nghị tập huấn, nâng cao kiến thức pháp luật và năng lực giám sát thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, hỗ trợ việc sớm phát hiện và xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường, …; Tổ chức thí điểm mô hình chi Hội Luật gia ở cơ sở tuyên truyền, giám sát thực hiện Luật bảo vệ môi trường tại cơ sở trên địa bàn một số tỉnh, thành phố. Tổ chức biên soạn, xuất bản 02 cuốn sách với số lượng 5.800 và 51.000 tời rơi hướng dẫn phân loại rác thải và phát hành tới 63 Hội Luật gia tỉnh/ thành phố trong cả nước.

Bên cạnh đó, Hội đã chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án, hoạt động hợp tác phù hợp với chuyên môn của Hội. Trong đó có một số dự án hỗ trợ hoặc hỗ trợ một phần cho hoạt động PBGDPL được tài trợ từ một số tổ chức như UNDP, ADDA, ActionAid, UNICEF, Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (BFTW)...Trên cơ sở đó, công tác tuyên truyền phổ biến đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, vận động  nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thiết thực.

Đặc biệt, để góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí quan trọng đặc biệt của biển, đảo Việt Nam, Trung ương Hội đã tổ chức thành công Tuần lễ trưng bày ảnh với chủ đề “Luật gia Việt Nam với biển, đảo quê hương” tại thành phố Cần Thơ từ ngày 17/4 – 23/4/2023 với hàng nghìn lượt người đến tham quan, tìm hiểu. Đây là lần thứ tư (bắt đầu từ năm 2020 đến nay) Trung ương Hội tổ chức thành công Lễ trưng bày ảnh có ý nghĩa tuyên truyền, PBGDPL về chủ quyền Biển, đảo Việt Nam. Tuần lễ trưng bày ảnh đã góp phần khơi dậy truyền thống yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm với biển, đảo quê hương của mỗi người dân Việt Nam.

6-1713498426.jpg

Lãnh đạo HLGVN và Lãnh đạo thành phố Cần Thơ dự tuần lễ Trưng bày Ảnh “ Luật gia Việt Nam với Biển đảo quê hương” do HLGVN tổ chức tại TP. Cần Thơ

Sự tín nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với HLGVN

Phóng viên: Trên cơ sở những kết quả, hiệu quả, hiệu ứng rất tích cực của công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý mà HLGVN đã mang lại cho xã hội những năm qua , ngày 30/01/2024 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác PBGDPL giai đoạn 2024 -2030”. Xin Chủ tịch cho biết Đề án mới này có ý nghĩa và tầm quan trọng thế nào đối với HLGVN trong giai đoạn phát triển mới 2024 - 2030?

Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền:  Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, trong đó chỉ đạo các cấp Hội Luật gia: “tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước....”. Điều này mới đây đã tiếp tục được khẳng định rõ tại Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 01/7/2022 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới.

Ghi nhận những kết quả quan trọng mà HLGVN đã làm được trong công tác PBGDPL suốt những năm qua, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác PBGDPL giai đoạn 2024-2030”.

Đề án được phê duyệt không chỉ là sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đối với HLGVN, mà còn là cơ sở thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả hơn giữa HLGVN với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương cùng hướng tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đưa pháp luật vào cuộc sống và tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống.

7-1713498425.jpg

Chủ tịch HLGVN, TS. Nguyễn Văn Quyền và Phó Chủ tịch thường trực HLGVN, TS. Trần Công Phàn chủ trì Hội thảo Định hướng xây dựng Đề án “ Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật”

Đề án cũng mở ra những cơ hội mới cho sự đổi mới và phát triển trong một số lĩnh vực hoạt động của HLGVN, đặc biệt là các hoạt động tham gia xây dựng chính sách pháp luật, PBGDPL, trợ giúp pháp lý

Đề án còn là cơ sở và điều kiện để Hội đẩy mạnh vận động, thu hút nguồn lực xã hội - nguồn nhân lực là hội viên Hội Luật gia Việt Nam tham gia, đảm bảo cho việc thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác PBGDPL của Đảng và Nhà nước.

Với trách nhiệm là cơ quan chủ trì Đề án, HLGVN quyết tâm, nỗ lực thực hiện hiệu quả Đề án trong giai đoạn mới nhằm đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa cho công cuộc xây dựng NNPQXHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác PBGDPL giai đoạn 2024-2030” được phê duyệt không chỉ là sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đối với HLGVN, mà còn là cơ sở thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả hơn giữa HLGVN với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương cùng hướng tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đưa pháp luật vào cuộc sống và tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống.

Đồng bộ các giải pháp đưa pháp luật vào cuộc sống

Phóng viên: Để triển khai hiệu quả Đề án, để Đề án mang lại những giá trị thiết thực, ý nghĩa hơn nữa cho xã hội, giúp người dân tiếp cận đầy đủ, thực hiện tốt những chính sách pháp luật của nhà nước, xin Chủ tịch cho biết, Đề án đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nào?

Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền: Mục tiêu chung của Đề án nhằm phát huy vai trò của Luật gia và Hội Luật gia các cấp trong công tác PBGDPL, cung cấp kịp thời, có chất lượng cho người dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về quyền được thông tin và cung cấp dịch vụ pháp lý của nhân dân; vận động, thu hút các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp góp phần tăng cường hiệu quả thực thi công vụ và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của nhân dân, thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 1 (từ năm 2024 đến năm 2026) là hàng năm, phấn đấu 100% các cấp Hội Luật gia, 100% luật gia hoạt động chuyên trách, 40 - 50% luật gia đã nghỉ hưu, luật gia đang hành nghề khác và 5 - 10% luật gia đang công tác (công chức, viên chức) tham gia vào công tác PBGDPL, đưa pháp luật vào cuộc sống, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật.

Phấn đấu 100% tổ chức Hội Luật gia cấp xã tham gia xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Xây dựng mới hoặc chuẩn hóa các mô hình, cách làm chuyên nghiệp, hiệu quả đang vận hành để thu hút các luật gia và nguồn lực xã hội tham gia PBGDPL. Thực hiện hoạt động chỉ đạo điểm tại 10 địa phương đại diện các vùng, miền trên cả nước.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Đề án đã tập trung vào 12 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò và phát  huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác PBGDPL. Tăng cường chỉ đạo, giao nhiệm vụ PBGDPL cho các cấp Hội.

2. Phát huy vai trò thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL của Hội Luật gia các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PBGDPL tại các cấp Hội Luật gia. Xây dựng chương trình làm việc cụ thể, có nội dung, mục tiêu rõ ràng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các đơn vị, cấp Hội.

3. Kiện toàn tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL của Hội Luật gia các cấp.

4. Nâng cao năng lực cho Hội Luật gia các cấp để tham gia thực hiện PBGDPL.

8-1713498425.jpg

Quang cảnh một Hội nghị tập huấn kiến thức, kĩ năng PBGDPL và TGPL

5. Xây dựng các mô hình, cách làm chuyên nghiệp, hiệu quả để thu hút các luật gia và nguồn lực xã hội tham gia PBGDPL. Rà soát, đánh giá lại mô hình Trung tâm Pháp luật cộng đồng tại xã, phường, thị trấn của Hội Luật gia; tiếp tục nhân rộng các mô hình đang phát huy hiệu quả, trên cơ sở đó tổ chức tổng kết, chuẩn hóa mô hình và nhân rộng ra cả nước.

6. Trên cơ sở định hướng công tác PBGDPL hàng năm và theo từng giai đoạn của các cơ quan nhà nước, Hội Luật gia các cấp tổ chức PBGDPL cho cán bộ, hội viên và Nhân dân. Hàng năm, các cấp Hội và hội viên tham gia PBGDPL, đưa pháp luật vào cuộc sống, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật; các tổ chức Hội Luật gia cấp xã tham gia xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

7. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội tham gia cùng Hội Luật gia các cấp thực hiện PBGDPL.

8. Chuyển đổi số trong PBGDPL thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho từng khâu của công tác PBGDPL.

9. Đổi mới, đa dạng hóa nội dung, cách thức thực hiện PBGDPL. Phát huy hiệu quả các kênh thông tin pháp luật của Hội Luật gia các cấp như: tạp chí, bản tin pháp luật, Trung tâm tư vấn pháp luật.v.v... nhằm góp phần hỗ trợ việc tiếp cận pháp luật của người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế.

10. Phối hợp tham gia thực hiện có hiệu quả các Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027"; Đề án "Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL"; Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân"; Đề án "Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới, hải đảo giai đoạn 2024 - 2030" và các Đề án khác liên quan sau khi được Thủ tướng phê duyệt.

11. Triển khai, nhân rộng các hoạt động chỉ đạo điểm.

12. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

9-1713498425.jpg

Lễ kí kết Chương trình phối hợp giữa Hội Luật gia Việt Nam và Bộ Công an trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật trong thời gian tới

Sẽ nhân rộng những mô hình, cách làm hiệu quả trong công tác PBGDPL

Phóng viên: Xin Chủ tịch cho biết những sáng kiến, mô hình, cách làm hiệu quả nào trong công tác PBGDPL cần được nhân rộng và tăng cường triển khai trong thực hiện Đề án giai đoạn mới 2024 - 2030?

Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền: Trong những năm qua, Hội Luật gia các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, các địa phương tổ chức các hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý trực tiếp đến người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người.

Với các hình thức, phương pháp PBGDPL phong phú, thiết thực như: Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức pháp luật cho các đối tượng là cán bộ công chức xã; trưởng, phó các tổ chức đoàn thể xã; trưởng thôn, bản; tổ trưởng tổ hòa giải; tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ công chức, viên chức và hội viên Hội Luật gia đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân và đã được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao; tổ chức hội nghị, lớp tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật mới; lồng ghép vào các cuộc họp, sinh hoạt; PBGDPL lưu động; tư vấn pháp luật; PBGDPL qua các phương tiện khác như Bản tin Hội; cấp phát các tờ rơi, tờ gấp có nội dung pháp luật…

10-1713498425.jpeg

Hội Luật gia Quận Tây Hồ - HN chia sẻ kinh nghiệm mô hình PBGDPL, TGPL

Nhiều mô hình tuyên truyền PBGDPL đã góp phần to lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật. Đặc biệt là người dân được trang bị những kiến thức, những hiểu biết nhất định để có tiền đề thực hiện đúng những quy định của pháp luật hiện hành, góp phần làm cho những quy định của pháp luật thiết thực đi vào cuộc sống. Đồng thời, thông qua hoạt động PBGDPL giúp cho người dân những biện pháp, cách thức để hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình. Trên cơ sở đó góp phần tăng cường bảo đảm an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển bền vững ở địa phương.

Thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý” giai đoạn trước, các cấp Hội đã thí điểm thành lập mô hình Trung tâm pháp luật cộng đồng. Nhiều địa phương chú trọng nghiên cứu và xây dựng điểm để từ đó rút kinh nghiệm và đề xuất cơ sở cho việc triển khai các mô hình này. Từ điều kiện thực tiễn của từng địa phương, nhiều mô hình Trung tâm pháp luật cộng đồng đã ra đời, như Trung tâm pháp luật cộng đồng ở TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Lai Châu, Long An; Tổ tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở Hà Nội; Trung tâm pháp luật cộng đồng hoặc Điểm tư vấn pháp luật ở Đồng Nai, Hậu Giang …

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL gắn với hoạt động chuyển đổi số

Phóng viên: Xin Chủ tịch cho biết, năm 2024, năm đầu tiên triển khai thực hiện Đề án,  HLGVN sẽ tập trung những nhiệm vụhoạt động cụ thể nào để xã hội và người dân tiếp tục được thụ hưởng những giá trị quan trọng của Đề án ?

Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền: Năm 2024, phát huy vai trò của các cấp hội trong hoạt động tuyên truyền, PBGDPL, Hội tiếp tục tham gia tích cực vào việc thực hiện các chương trình, kế hoạch của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương và Hội đồng phối hợp PBGDPL của Hội Luật gia Việt Nam, Hội đồng phối hợp PBGDPL ở địa phương. Công tác tuyên truyền, PBGDPL cần tập trung vào các luật, pháp lệnh mới được ban hành; tăng cường tuyên truyền lưu động ở cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đến cán bộ, hội viên và nhân dân.

HLGVN sẽ tích cực tham gia, phối hợp với các cơ quan, tổ chức chủ trì triển khai thực hiện Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật; các Đề án khác có liên quan đến công tác PBGDPL. Cụ thể như:

- Tham gia thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tham gia thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” theo Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tham gia thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 12/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Tham gia, phối hợp thực hiện các Chương trình, Đề án khác khi có đề nghị của các cơ quan, tổ chức chủ trì.

Tăng cường phổ biến pháp luật cho cán bộ, hội viên và Nhân dân, trong đó tập trung phổ biến các văn bản liên quan trực tiếp, thiết thực đến người dân, doanh nghiệp, các vấn đề xã hội quan tâm, cần định hướng dư luận xã hội như: lĩnh vực đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phòng, chống tội phạm; an toàn giao thông đường bộ; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; pháp luật về bảo vệ môi trường; Luật căn cước, Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; các luật, pháp lệnh, văn bản mới được thông qua năm 2023 và năm 2024.

Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL gắn với hoạt động chuyển đổi số; đổi mới, cải tiến chuyên mục PBGDPL trên trang thông tin điện tử của các cấp hội, tạp chí.

Thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác PBGDPL của các cấp hội.

Tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 tiếp tục đi vào chiều sâu, thiết thực gắn với thực hiện các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật và nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, địa phương.

Năm 2024, HLGVN sẽ tăng cường, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL gắn với hoạt động chuyển đổi số; tăng cường đổi mới, cải tiến chuyên mục PBGDPL trên trang thông tin điện tử của các cấp hội luật gia và các tạp chí thuộc HLGVN.

Chủ động tham gia với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện PBGDPL cho các đối tượng đặc thù theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đặc biệt, HLGVN tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp đã ký giữa Hội Luật gia Việt Nam và Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi  trường, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam và các tổ chức kinh tế.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch!

Thành Chung – Minh Trung - Trần Hơn (thực hiện)

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin