Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện, tội phạm về tham nhũng chức vụ tăng
Báo cáo của VKSND Tối cao cho biết, trong năm 2022, các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế giảm. Tuy nhiên đáng lưu ý, đã khởi tố, điều tra nhiều hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý thị trường chứng khoán gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà đầu tư và hành vi phát hành trái phiếu trái quy định nhằm chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn. Trong khi đó, tội phạm về tham nhũng chức vụ tăng nhiều nhất, chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý đất đai.
Vụ kiện hành chính đầu tiên về quyền tiếp cận thông tin và quyền được tiếp cận thông tin của công dân hiện nay.
(Pháp lý). Luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2018 đã quy định rõ về trách nhiệm, cách thức để người dân có thể tiếp cận với thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đây là đạo luật mới với nhiều quy định tiến bộ, cụ thể hóa các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định. Nghiên cứu từ thực tế thời gian qua cho thấy người dân đã và đang thực hiện Quyền của mình để yêu cầu cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải cung cấp thông tin.
Thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính hành vi cản trở hoạt động tố tụng
Tại phiên họp chuyên đề pháp luật sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Xử lý nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng
(Pháp lý) - Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ cho biết, việc ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng sẽ tạo cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tố tụng và ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa những vi phạm có thể xảy ra…
Từ các đại án liên quan đất đai: Kiến nghị điều tra tội danh tham nhũng
(Pháp lý) - Nghiên cứu các vụ án liên quan đến đất đai đã khởi tố gần đây xảy ra ở Bình Dương và một số tỉnh thành khác, chúng tôi thấy rằng, có sự tương đồng về chiêu thức, thủ đoạn, động cơ của một số vị lãnh đạo “chóp bu” một số tỉnh thành. Đa số các sai phạm đều xuất phát từ sự bất chấp pháp luật của một số cán bộ, lợi dụng kẽ hở pháp luật nhằm tạo điều kiện, “ưu ái” cho doanh nghiệp thâu tóm hàng nghìn m2 đất công với giá rẻ mạt, gây thiệt hại ngân sách sách nhà nước hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.
Những vấn đề về an ninh và pháp luật sẽ được Bộ trưởng Bộ Công an trả lời chấn vấn tại phiên họp thứ 14 của UBTV Quốc hội
(Pháp Lý). Chiều ngày 9/8 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc phiên họp thứ 14. Đặc biệt, tại phiên họp này, UBTVQH dành 1 ngày cho hoạt động chất vấn-trả lời chất vấn (ngày 10/8) được kết nối truyền hình trực tuyến với 62 đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó nhóm vấn đề chất vấn – trả lời chất vấn thứ nhất thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Công an.
19 hành vi tiêu cực cần tập trung phòng, chống
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực vừa ban hành hướng dẫn một số điều về phòng, chống tiêu cực đối với cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị. Trong 19 hành vi tiêu cực cần phòng chống có tổ chức tiệc gây phản cảm;; cơ hội, vụ lợi, nhất là hành vi lạm quyền, lộng quyền, lấy danh nghĩa tập thể để áp đặt, hợp thức hóa quyết định sai trái của cá nhân… là những hành vi tiêu cực được yêu cầu tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Người phạm tội được miễn, giảm hình phạt trong những trường hợp nào ?
(Pháp lý) – Thực tế công tác xét xử cho thấy đã có một số bị cáo trong một số vụ án hình sự đã được tòa phúc thẩm xem xét quyết định giảm án. Ví dụ mới đây, cựu chủ tịch Nguyễn Đức Chung được toà phúc thẩm giảm từ 8 năm xuống 5 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Nguyễn Đức Chung được giảm án sau khi nhận trách nhiệm và nộp 25 tỉ đồng khắc phục hậu quả. Vậy theo quy định pháp luật hình sự, trong những trường hợp nào bị can, bị cáo được xem xét miễn, giảm hình phạt?
Hai kẽ hở lớn trong Luật Giá và Luật Đấu thầu
(Pháp lý) – Nghiên cứu từ các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu trong mua sắm thiết bị y tế bị cơ quan điều tra phát hiện và khởi tố thời gian qua, Tạp chí điện tử Pháp lý đã từng đăng tải một số bài viết phân tích và chỉ ra những lỗ hổng lớn trong 2 Luật quan trọng có liên quan – Luật Giá và Luật đầu thầu , đồng thời kiến nghị sửa luật để ngăn chặn hành vi thông đồng “thổi giá” từ các doanh nghiệp thẩm định giá…
Vai trò của các cơ quan tư pháp trong đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh an toàn
(Pháp lý) - Từ lâu, Chính phủ đã đề ra chủ trương yêu cầu các cơ quan Tư pháp không hình sự hoá quan hệ kinh tế. Bên cạnh việc không hình sự hoá các quan hệ kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp còn mong muốn các cơ quan Tư pháp phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư (trong đó đặc biệt là quyền tài sản) khi có những tranh chấp, kiện tụng xảy ra.
Đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương thông tin nội dung tuyên truyền về tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022
Ngày 28/6/2022, đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã tham dự cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức và thông tin nội dung tuyên truyền về tổng...
Cần nâng mức hình phạt tù đối với tội phạm "tín dụng đen"
Những năm gần đây, hoạt động “tín dụng đen” có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương, nhất là việc lợi dụng, núp bóng doanh nghiệp như: các hiệu cầm đồ, công ty tài chính, dịch vụ đáo nợ ngân hàng…
Những lỗ hổng được chỉ ra từ “đại án” thuốc chữa bệnh giả
Một trong những vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo và yêu cầu phải khẩn trương hoàn tất điều tra, truy tố, đưa ra xét xử trong quý II - 2022 là vụ án thuốc chữa bệnh giả của Công ty VN Pharma.
Từ vụ vận chuyển trái phép 30.000 tỷ qua biên giới: Kiến nghị bịt lỗ hổng pháp luật và điều tra xử lý triệt để vụ án, tránh bỏ lọt tội phạm
(Pháp lý) - Nghiên cứu những tình tiết của vụ án vận chuyển trái phép 30.000 tỷ qua biên giới, đồng thời phân tích các quy định pháp luật liên quan, chúng tôi nhận thấy pháp luật vẫn đang tồn tại không ít những khoảng trống. Bên cạnh đó không loại trừ sự buông lỏng, thậm chí bao che, tiếp tay làm ngơ của cán bộ quản lý nhà nước…