"Ác mộng" của Trung Quốc: Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân

Ác mộng tồi tệ nhất với Trung Quốc có lẽ là việc Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều này có thể khiến vấn đề an ninh của Trung Quốc trở nên phức tạp hơn hiện nay rất nhiều và buộc nước này phải xem xét lại học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân cũng như tăng số đầu đạn hạt nhân đang có.

Cần làm rõ rằng, Nhật Bản không hề có ý định chế tạo vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, họ còn phản đối việc này do là nước duy nhất trên thế giới từng phải chịu hậu quả của bom hạt nhân.

Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng không hề có ý định khiêu khích Nhật Bản để nước này phải sở hữu vũ khí hạt nhân. Chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước của Trung Quốc khẳng định rằng, họ sẽ chỉ dùng vũ khí hạt nhân như một biện pháp đáp trả. Điều này có nghĩa là một Nhật Bản phi hạt nhân sẽ không thể hứng chịu một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc có thể thay đổi chính sách của mình trong chớp mắt, trong khi việc phát triển vũ khí hạt nhân phải là một quá trình dài. Chính vì vậy, việc tìm cách sở hữu loại vũ khí này vẫn là một lựa chọn đang cân nhắc với quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Một điều thú vị để phán đoán nữa đó là khả năng răn đe hạt nhân của Nhật Bản sẽ như thế nào, nếu Tokyo phải cân nhắc giữa bộ 3 hạt nhân truyền thống bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm tên lửa đạn đạo.

Tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất

Nhật Bản có thể đầu tư vào một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, trong đó mỗi quả mang từ một đến nhiều đầu đạn. Tên lửa này có thể triển khai xuống các hầm phóng kiên cố như Minuteman III của Mỹ hoặc trên xe chở lưu động như RS-24 Yars của Nga. Tên lửa hạt nhân của Nhật Bản cũng chỉ cần nhỏ gọn chứ không cần có tầm bắn và năng lượng để vươn tới tận Bắc Mỹ. Nó chỉ cần có khả năng với tới Trung Quốc, Nga, Trung Đông là quá đủ.

Cuối cùng, Nhật Bản có thể tạo ta 100 tên lửa đạn đạo tầm trung với đầu đạn mang sức công phá khoảng 100 kiloton.

 

 (Hình minh họa)
(Hình minh họa))

Tuy nhiên, đây được coi là biện pháp thiếu hợp lí nhất trong bộ 3 hạt nhân. Mật độ dân số cao của Nhật Bản khiến rất khó để tìm ra địa điểm để triển khai 100 hầm phóng tên lửa nhằm giảm thiểu được tối đa thiệt hại về người trong trường hợp những nơi này bị tấn công phủ đầu.

Trong khi đó, những xe chở tên lửa lưu động lại quá lớn và nặng để lưu thông trên mạng lưới đường nhựa của Nhật Bản. Nếu họ quyết định xây dựng những tuyến đường chuyên để cho xe chở tên lửa chạy, điều này lại khiến nó dễ bị phát hiện. Một sự lựa chọn khác có thể được cân nhắc đó là triển khai tên lửa lên tàu hỏa, điều mới chỉ có Nga duy nhất làm trên thế giới.

Máy bay ném bom chiến lược

Nhật Bản có thể xây dựng một không đoàn máy bay ném bom tàng hình, có khả năng phóng tên lửa hành trình hoặc thả bom hạt nhân. Các máy bay này có thể bay gần đến đối thủ và phá hủy các cơ sở hạt nhân, trung tâm chỉ huy. Máy bay được đánh giá là công cụ tiện lợi để tấn công nhiều nơi cùng lúc hoặc thay đổi mục tiêu trong giữa hành trình bay.

Lực lượng ném bom hạt nhân có thể bao gồm 3 phi đội máy bay, với 24 chiếc mỗi đội. Mỗi chiếc máy bay sẽ mang theo 4 tên lửa hạt nhân gắn đầu đạn với sức công phá 100 kiloton. Như vậy, Nhật Bản sẽ cần 288 vũ khí hạt nhân để trang bị đầy đủ cho lực lượng này.

 

 Nhật Bản có thể xây dựng lực lượng máy bay có khả năng thả bom hạt nhân
Nhật Bản có thể xây dựng lực lượng máy bay có khả năng thả bom hạt nhân)

Tuy nhiên, vị trí địa lí gần với Trung Quốc lại khiến lựa chọn cho lực lượng ném bom hạt nhân trở nên kém khả thi. Một cuộc tấn công bất ngờ từ phía Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ các máy bay ném bom trước khi nó kịp cất cánh. Ngoài ra, máy bay Nhật Bản cũng dễ dàng bị bắn hạ bởi mạng lưới phòng không dày đặc bố trí ở phía đông Trung Quốc.

Đồng thời, sự duy trì một lực lượng máy bay ném bom hạt nhân lại vô cùng đắt đỏ và chiến thuật tấn công luôn yêu cầu một số lượng lớn máy bay cùng cất cánh để đảm bảo hoạt động diễn ra hiệu quả.

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo

Đây có lẽ là lựa chọn đáng cân nhắc nhất. Các tàu ngầm tên lửa đạn đạo luôn được coi là có khả năng sống sót cao nhất trong bộ 3 hạt nhân. Nếu một chiếc tàu ngầm bơi ra giữa Thái Bình Dương, khả năng phát hiện được nó sẽ gần như là không thể. Không những vậy, bất kì máy bay hay tàu chiến săn ngầm nào của Trung Quốc nếu muốn xuất kích cũng đều phải bay qua Nhật Bản.

Nhật Bản hoàn toàn có thể thuyết phục Mỹ chia sẻ tàu ngầm, tên lửa và công nghệ đầu đạn như từng làm với Anh, đổi lại, nước này sẽ hỗ trợ ngân sách cho các chương trình phát triển tàu ngầm và vũ khí của Mỹ.

 

 Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho Nhật Bản
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho Nhật Bản)

Nhật Bản cũng nên học theo các nước như Anh, Pháp hay Trung Quốc, vốn luôn duy trì 5 chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, trang bị 16 tên lửa hạt nhân, trong đó luôn có một chiếc tàu tuần tra ngoài biển.

Có thể nói, trong điều kiện hiện nay, không quốc gia nào có lợi nếu Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân, tuy nhiên, đối đầu căng thẳng giữa Nga, Trung Quốc và Nhật Bản hoàn toàn biến tình hình trở nên khác biệt theo hướng tồi tệ hơn trong tương lai.

Theo Danviet

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin