“Nhiều DN đề nghị được bắt lỗi khi được thanh tra, kiểm tra thuế. Có DN lỗi nhiều, có DN lỗi ít. Có DN cố tình vi phạm nhưng cũng có DN bị oan sai do thay đổi chính sách thuế quá nhanh. Đây là lỗi từ phía cơ quan quản lý Nhà nước”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Sáng 8.1, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính, ngân sách năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tới tham dự.
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng đánh giá cao thành tích của ngành tài chính trong năm qua. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục xung quanh vấn đề xây dựng chính sách thuế.
“Chúng phải nói một điều thẳng thắn là chính sách tài chính, nhất là chính sách thuế thay đổi quá nhanh và quá nhiều, gây hệ lụy cho người dân và DN như một số điều trong Luật thuế GTGT vừa qua.
Nhiều DN đề nghị được bắt lỗi khi được thanh tra, kiểm tra thuế. Có DN lỗi nhiều, có DN lỗi ít. Có DN cố tình vi phạm nhưng cũng có DN bị oan sai do thay đổi chính sách thuế quá nhanh. Đây là lỗi từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.
Những thay đổi nhanh như vậy chứng tỏ việc xây dựng chính sách của chúng ta chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, của đất nước, chưa đánh giá kỹ tác động. Đồng thời, thiếu quan sát thực tế đời sống, thiếu phản biện, thiếu lắng nghe. Vấn đề này cần khắc phục”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Từ đây, Thủ tướng đề nghị, chính sách thuế nói riêng, chính sách tài chính nói chung phải theo kịp sự phát triển kinh tế của đất nước, phải có sự ổn định. phải đổn định 5-10 năm, yêu cầu bộ tc và bộ lưu ý khi thẩm tra dự án luật.
Theo Thủ tướng, chính sách thuế hiện nay vẫn tư duy theo quan điểm có lợi cho cơ quan quản lý Nhà nước và chưa hướng tới quan điểm bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế. Ngoài ra, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành cần lưu ý trong vấn đề thẩm định dự án luật. Xây dựng luật có tầm nhìn 5 – 10 năm
Thủ tướng tiếp lời: “Quyền lực của cơ quan quản lý Nhà nước rất lớn: cấp mã số thuế, kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế, phong tỏa tài khoản, đình chỉ sử dụng hóa đơn, xử lý hành vi vi phạm… Nhưng ngược lại quyền của DN, người dân rất ít.
Ở nước ngoài, luật sư họ công khai cơ quan bảo vệ, tránh đánh thuế, chứ không phải trốn. Nhưng chính sách thuế của chúng ta luôn được xây dựng theo hướng có lợi cho cơ quan quản lý, còn người dân, DN có kêu oan cũng bị áp đặt là vi phạm.
Nói chung, quyền lợi của người nộp thuế rất ít được quan tâm. Trong Luật thuế không có điều khoản bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế.
Đây là yêu cầu cấp bách để hiện thực tính ưu việt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và là đòi hỏi thức thiết của người dân, DN trong bối cảnh phát triển của đất nước.
Chính vì vậy, tôi đề nghị các đồng chí, việc sửa đổi pháp luật về thuế lần này phải có điều khoản quy định rõ, bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế”.
Một vấn đề nữa được Thủ tướng lưu ý là định hướng cơ thế, chính sách về thu NSNN hiện nay vẫn tư duy theo hướng coi trọng việc tăng thuế suất hơn mở rộng cơ sở thuế. Trong khi Uber, Grab, Facebook... đều là những mỏ vàng để mở rộng cơ sở thu thuế, nhưng Việt Nam lúng túng trong hoạch định chính sách để quản lý các nguồn thu này.
Lắng nghe ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Bộ sẽ kiên quyết chống tiêu cực toàn ngành, nhất là với ngành thuế, hải quan. Đồng thời, Bộ trưởng hứa với Thủ tướng Chính phủ sẽ cùng các bộ ngành, địa phương và các cơ quan liên quan quán triệt các chỉ đạo của Thủ tướng bằng những giải pháp cụ thể.
Theo Danviet