Bài xã luận đặc biệt “Khát vọng mùa Xuân! Khát vọng kỷ nguyên mới !”, nêu bật những thành tựu kì tích kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong năm qua, tạo tiền đề cơ sở cho những khát vọng về “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, khát vọng về đất nước Việt Nam có nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới với mục tiêu vươn mình mạnh mẽ, đòi hỏi phải đổi mới hơn nữa, chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy quản lý sang tư duy kiến tạo. Cần có sự đột phá về thể chế, khơi thông các nguồn lực trong và ngoài nước, đáp ứng với yêu cầu tình hình mới. Trong đó, hệ thống pháp luật phải đảm bảo đạt được mục tiêu “kép”; “vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”… Đây cũng là nội dung chính của bài phân tích bình luận “ Tạo đột phá trong hoàn thiện thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới”. Bên cạnh đó, công tác PCTN, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh. Thể chế về PCTN tiếp tục được quan tâm hoàn thiện.
Năm 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn quan trọng và yêu cầu về tiếp tục cải cách thể chế phục vụ công cuộc đổi mới xây dựng đất nước trong giai đoạn mới. Trong đó Riêng với Quốc hội có lẽ đã dành nhiều dung lượng thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, tập trung tháo gỡ điểm nghẽn pháp luật. Theo đó nhiều đạo luật thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính, đầu tư được sửa đổi, có hiệu lực năm 2025 kì vọng sẽ khơi thông nguồn lực cho hoạt động đầu tư kinh doanh, đóng góp tích cực cho phát triển đất nước .
Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia xác định bộ 3 khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là 3 trụ cột chính để phát triển đất nước trong kỉ nguyên mới.
Theo đó, sẽ dành nhiều chính sách đột phá cho bộ 3 trụ cột chính để phát triển đất nước trong kỉ nguyên mới. Điểm đặc biệt và đáng chú ý, Nghị quyết 57 nêu dành 2% GDP cho nghiên cứu phát triển, 3% ngân sách quốc gia cho đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và chuyển đổi số; phấn đấu đưa Việt Nam trong năm 2030 vào top 3 Đông Nam Á, top 50 thế giới về năng lực cạnh tranh số. Đây là những định lượng rất cụ thể trong nghị quyết quan trọng này.
Những chính sách này sẽ được thể hiện đậm nét trong Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật KHCN và Đổi mới sáng tạo. Hai đạo luật quan trọng này cùng các đạo luật quan trọng khác được sửa đổi bổ sung tới đây kì vọng sẽ tạo khung chính sách pháp luật đồng bộ đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với những bước tăng trưởng rõ rệt ở các lĩnh vực chủ chốt. Đặc biệt, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục là điểm sáng, giúp Việt Nam nằm trong số 15 quốc gia đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới.
Cùng với thành tựu kinh tế, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng có nhiều dấu ấn đột phá. Giải thưởng VinFuture đã và đang khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam trên bản đồ khoa học công nghệ toàn cầu. Đây không chỉ là biểu tượng của ngành khoa học Việt Nam, mà còn là minh chứng cho vai trò của đất nước trong việc chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: giải thưởng VinFuture không chỉ là giải thưởng khoa học thường niên có giá trị hàng đầu, mà còn biểu trưng cho tinh thần ham học hỏi, khát vọng vươn ra thế giới và tiếp thu tinh hoa nhân loại của người Việt. Giải thưởng là minh chứng cho tầm nhìn lớn lao, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia tiên phong trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời thể hiện sự quyết tâm góp phần vào sự phát triển bền vững của nhân loại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để chúng ta bứt phá, vươn xa, bay cao, hội nhập trong tiến trình phát triển. Trong quá trình hòan thiện thể chế cho KHCN, ĐMST phát triển, chắc chắn chúng ta cần học hỏi tham khảo những kinh nghiệm hay chính sách quí của các nước.
Trong đó có thể học hỏi Hoa Kỳ với các chính sách xuất sắc về đổi mới sáng tạo đã giúp nước này duy trì vị thế dẫn đầu trong nền kinh tế toàn cầu. Thụy Sĩ suốt 13 năm liên tiếp được vinh danh là quốc gia sáng tạo nhất thế giới, cho thấy sự ưu việt trong xây dựng và thực thi chính sách đổi mới. Nhật Bản và Hàn Quốc, hai cường quốc kinh tế châu Á, cũng sở hữu nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý giá về đổi mới sáng tạo, rất đáng để Việt Nam học hỏi và ứng dụng.
Trong vòng 5 năm qua, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành khoảng 8.000 đạo luật, trong đó có rất nhiều đạo luật liên quan đến bảo vệ môi trường và các chỉ thị thúc đẩy giới doanh nghiệp tuân thủ tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG). Hệ thống pháp lý đồ sộ và tiên phong về ESG của EU đã gợi mở nhiều kinh nghiệm chính sách quý báu cho Việt Nam trong việc định hướng phát triển bền vững và hài hòa lợi ích kinh tế với môi trường.
Pháp lý chào Xuân 2025 còn có loạt bài viết để giới thiệu, phân tích hệ thống pháp luật về đầu tư kinh doanh của các quốc gia phát triển trên thế giới; Bài phân tích bình luận về Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á; Chính sách đổi mới sáng tạo, công nghệ: Kinh nghiệm của Mỹ, Thụy Sỹ, Hàn Quốc và đề xuất chính sách cho Việt Nam; Khung pháp lý về ESG của EU và một số nước: Gợi mở hoàn thiện chính sách về ESG cho Việt Nam; Những điều doanh nghiệp Việt cần biết về VIFTA và chính sách của Israel cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao;
Đây không chỉ là cơ hội để các nhà lập pháp, nhà quản lý, doanh nhân và nhà đầu tư cập nhật xu hướng mới mà còn là động lực để cải cách chính sách, khơi thông nguồn lực cho sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Đáng chú ý, năm 2025, Hà Nội – Việt Nam thân yêu của chúng ta sẽ diễn ra một sự kiện quốc tế quan trọng: Công ước về Tội phạm mạng của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội trong năm 2025. Với việc các thành viên Liên hợp quốc nhất trí lựa chọn Hà Nội là nơi tổ chức lễ ký công ước, từ nay địa danh Hà Nội sẽ gắn liền với một văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng để giải quyết một trong những thách thức của thế kỷ 21”. Đây là cơ sở để Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình thực hiện công ước, góp phần định hình khuôn khổ quản trị không gian mạng toàn cầu vì một tương lai số an toàn, hợp tác và bao trùm trong thời gian tới. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đang thúc đẩy chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn để bứt phá trong kỷ nguyên mới.
Độc giả cũng được cập nhật Khám phá những quốc gia - “thiên đường” cho thành lập doanh nghiệp mới tại châu Âu; cùng những điểm du lịch rực rỡ sắc Xuân đẹp nổi tiếng thế giới như: cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan, vườn nho xanh mướt ở Pháp hay những khu vườn cổ tích ở Đan Mạch,…
Ngoài ra, Ấn phẩm đặc biệt Pháp Lý Xuân Ất Tỵ 2025 còn có nhiều bài viết với nội dung đặc sắc, hấp dẫn, bổ ích tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa của dân tộc; cảnh sắc, phong tục truyền thống độc đáo về Mùa Xuân và Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ….
Với 112 trang viết được trình bày trang nhã và hiện đại, gồm các bài viết đặc sắc, hấp dẫn, … Ấn phẩm đặc biệt Pháp Lý Xuân Ất Tỵ 2025 là món quà ý nghĩa mà TCPL trân trọng tri ân độc giả và những đối tác nhân dịp Tết đến Xuân về ..!
Ấn phẩm đặc biệt Pháp Lý Xuân Ất Tỵ 2025 ra mắt độc giả cả nước vào ngày 16 /01/2025. Giá bìa 50.000 đồng/cuốn.
Kính mời độc giả đọc đón!