Ra mắt Trung tâm hòa giải đầu tiên của Việt Nam

Trong bối cảnh các xung đột kinh tế, thương mại phát sinh với số lượng ngày càng nhiều và phức tạp hơn, Trung tâm Hòa giải Việt Nam đã ra đời được kỳ vọng là địa chỉ tin cậy cho các DN tìm đến một phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt và hiệu quả …

Đại diện IFC cũng các hòa giải viên của VMC trong buổi ra mắt VMC
Đại diện IFC cũng các hòa giải viên của VMC trong buổi ra mắt VMC)

Sáng 29-5, tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) - thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) và Công bố Quy tắc hòa giải.

Phát biểu tại sự kiện này, Chủ tịch VIAC, ông Trần Hữu Huỳnh nhấn mạnh nỗ lực của VIAC với tư cách là tổ chức giải quyết tránh chấp bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đã cung cấp các dịch vụ giải quyết tranh chấp chất lượng và hiệu quả cho cộng đồng DN cũng như tích cực trong tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị định 22/NĐ-CP về hoạt động hòa giải thương mại của Chính phủ.

Theo ông Huỳnh, VMC sẽ là một trong những tổ chức đầu tiên tại Việt Nam thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải theo Quy tắc Hòa giải VMC trên cơ sở của Nghị định 22/NĐ-CP.

Dẫn số liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2016 và 2017 , Chủ tịch VIAC nhận định các DN Việt Nam đang có xu hướng giảm lựa chọn sử dụng Tòa án để giải quyết các tranh chấp của mình và sử dụng các phương thức thay thế khác, trong đó lựa chọn dùng nhiều là trọng tài thương mại. Trong các phương thức thay thế Tòa án mà DN Việt Nam sử dụng để giải quyết tranh chấp thì có 47% DN chọn phương thức trọng tài tài, 32% chọn “quan hệ”, 14% chọn áp lực báo chí và 4% các phương thức phi chính thức khác. Đáng ngại chính là 4% các phương thức khác mà một phần ở đây là “xã hội đen”.

“Đây thực sự là điều đáng lo cho xã hội nói chung và là tránh nhiệm của những tổ chức cố liên quan nói riêng. Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi rất cần sự quan tâm, sự hỗ trợ, sự ủng hộ của qúy vị cùng với sự cố gắng của chính VIAC và VMC để cung cấp dich vụ giải quyết tranh chấp bằng trộng tài tại VIAC và bằng hòa giải tại VMC tốt hơn nữa, gây được niềm tiin của DN, giảm đến tối đa việc DN phải dùng towiis :xã hội đen” khi có tranh chấp xả y ra. Đòng thời, giúp xã hội tìm ra các cách thức giải quyết các tranh chấp không chỉ trong thương mại mà còn trong cả đời sống KT-XH…”- Chủ tịch VIAC chia sẻ.

“Chúng tôi được biết, VIAC đã bắt đầu cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại vào năm 2007. Với việc VMCC được VIAC thành lập trên cơ sở các quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giả thương mại với đội ngũ hòa giải viên là các luật sư, trọng tài viên đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ là một tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại có uy tín hàng đầu ở Việt Nam và đây sẽ là địa chỉ góp phần chuyên nghiệp hoá hoạt động hòa giải thương mại ở nước ta…”

(Luật sư- TS Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam)

Chúc mừng sự ra đời của VMC, bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục bổ trợ Tư pháp đã nhấn mạnh, hòa giải thương mại là môt phương thức giải quyết tranh chấp đã có từ lâu trên thế giới và rất hữu hiệu. Ở Việt Nam, mặc dù pháp luật về hoà giải thương mại đến thời điểm này với việc ban hành Bộ luật tố tụng dân sự, công nhận các quyết định hoà giải thành cũng như việc ban hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hoà giải thương mại đã tạo ra một cơ chế pháp luật hoàn chỉnh cho hoạt động hoà giải tại Việt Nam. Song việc sử dụng và thực hiện các quy định này phụ thuộc nhiều vào cộng đồng DN, doanh nhân Việt Nam trong việc sử dụng công cụ này vào hoạt động kinh doanh của mình. “Hãy sử dụng hoà giải thương mại, tự sử dụng quyền lực giải quyết tranh chấp của mình trước khi nhờ đến toà án hay cơ quan trọng tài”, bà Mai đưa ra lời khuyên. Với việc VIAC cho ra đời VMC, đại diện Bộ Tư pháp nhấn mạnh VIAC là một trung tâm trọng tài uy tín của Việt Nam và bày tỏ mong muốn VMC sẽ tiếp nối thành công của VIAC..

Cũng trong buổi lễ ra mắt VMC, VIAC đã công bố danh sách Ban Giám đốc cùng với danh sách 11 hòa giải viên đợt 1 của VMC với nhiều chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực pháp luật và kinh tế.

Nhận quyết định thành lập VMC cùng quyết định bổ nhiệm Giám đốc VMC, ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội xúc động: “Cơ chế, năng lực giải quyết tranh chấp là một phần của môi trường kinh doanh. Vì vậy, việc thành lập VMC là một đóng góp nhỏ bé vào môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, VMC giải quyết được đến đâu phụ thuộc và đạo đức, uy tín, năng lực của hòa giải viên. Chúng tôi được giao sứ mệnh rất quan trọng này, chúng tôi phải coi liêm chính như vàng, phải trong sáng và luôn rèn luyện kỹ năng. Nếu chúng tôi không có danh tiếng chẳng ai đến với chúng tôi…”- Giám đốc VMC chia sẻ.

Tại sự kiện, đại diện VMC cũng đã trình bày nội dung cơ bản và các nguyên tắc của bộ Quy tắc Hòa giải của VMC. Bộ quy tắc này được xây dựng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia hàng đầu của IFC thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới và đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc của một thủ tục hòa giải điển hình trên thế giới.

“Bộ Quy tắc VMC cũng đã được góp ý chi tiết và kỹ lưỡng từ các chuyên gia về thủ tục tố tụng tại Việt Nam để đảm bảo thủ tục hòa giải của VMC tuân thủ khuôn khổ Nghị định 22/NĐ-CP về Hòa giải thương mại và có thể vận hành tốt trong thực tiễn tại Việt Nam”-ông Nguyễn Mạnh Dũng – Phó Giám đốc đại diện VMC nhấn mạnh.

11 hòa giải viên đợt 1 của VMC:

Ban Giám đốc:

• Ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Giám đốc VMC

• Ông Nguyễn Mạnh Dũng, chuyên gia Hòa giải Quốc tế cao cấp - Phó Giám đốc VMC

• Ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng Thư ký VIAC - Phó Giám đốc thường trực VMC.

Danh sách Hòa giải viên:

• Luật sư Nguyễn Ngọc Bích

• Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam

• Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP. HCM (HUBA)

• GS.TS. Lê Hồng Hạnh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp

• TS. Dương Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp

• TS. Trần Du Lịch, Phó Chủ tịch VIAC, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

• Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc Hội

• TS. Phạm Quý Tỵ, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp

• GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT

Theo Bao Phapluat

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin