Chuyên gia phân tích và kiến nghị tháo gỡ những vướng mắc pháp lý liên quan đến thi hành án sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng

(Pháp lý) - Trong những năm gần đây, việc xét xử các “đại án” kinh tế tham nhũng luôn là vấn đề được quan tâm, trong đó có việc thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát về cho Nhà nước. Việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế tham nhũng được thể hiện qua quá trình thi hành án. Tuy nhiên, thực tế thực thi không ít bản án trong đó có phần liên quan đến thu hồi tài sản còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Thậm chí, có những bản án đã có hiệu lực nhiều năm, song việc thi hành bản án, quyết định lâm vào bế tắc, khó khả thi. Điển hình như trong vụ án Phạm Công Danh với số tiền phải thu hồi rất lớn (gần 4.000 tỷ đồng), trong khi tài sản phải xử lý để thi hành án là dự án khu phức hợp dịch vụ cao tầng sân vận động Chi Lăng còn nhiều vướng mắc về mặt pháp lý chưa được giải quyết. Vậy nguyên nhân là do đâu? giải pháp nào để gỡ vướng?

Bán sân Chi Lăng để thi hành án: Vì sao chính quyền nói “bất khả thi”?

Tại buổi tiếp xúc cử tri TP. Đà Nẵng ngày 30/6 vừa qua, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng đang vướng nhiều vấn đề, trong đó có vướng khi thực thi kết luận thanh tra, kết luận của Toà án… Việc bán đấu giá sân vận động Chi Lăng để thi hành án trong vụ án Phạm Công Danh rất khó thực thi được.

Đại diện chính quyền Đà Nẵng cho rằng việc thực thi bản án theo phán quyết của Tòa là “bất khả thi”

Theo ông Nghĩa, dù trước đây Đà Nẵng đã bán sân vận động Chi Lăng cho doanh nghiệp nhưng đến nay vẫn chưa giải phóng mặt bằng xong. Dự án này chưa được phê duyệt quy hoạch và việc tách ra 14 sổ đỏ là sai qui định. Vì vậy việc thực thi bản án theo phán quyết của Tòa là bất khả thi.

Ông Nghĩa cho biết nguyện vọng của người dân TP là muốn lấy lại sân vận động Chi Lăng để phục vụ lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên, "nói lấy lại là không thể lấy ngay được mà phải cả một quá trình", phải tuân thủ các qui định của pháp luật.

Trước đó, thông tin tới báo chí, lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự Đà Nẵng cho biết đã có báo cáo về việc xử lý tài sản là sân vận động Chi Lăng để thi hành án vụ án Phạm Công Danh.

Theo Cục Thi hành án dân sự Đà Nẵng, bản án tuyên buộc ông Phạm Công Danh và Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh và một công ty khác có nghĩa vụ liên đới bồi hoàn cho Ngân hàng Xây dựng Việt Nam số tiền gần 4.000 tỉ đồng và tiền lãi đối với các khoản vay tính theo các hợp đồng tín dụng. Tài sản được kê biên để thực hiện nghĩa vụ thi hành án là các lô đất ở sân vận động Chi Lăng.

Tuy nhiên, hiện nay theo Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, tính đến ngày 30/4/2019, ông Phạm Công Danh, Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh phải trả các khoản vay được đảm bảo tài sản sân vận động Chi Lăng số tiền nợ gốc là 4.000 tỉ đồng và lãi phát sinh 4.408 tỉ đồng, tổng cộng gốc và lãi là 8.408 tỉ đồng.

Còn theo cung cấp của Agribank chi nhánh Láng Hạ, tính đến nay Công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh còn phải trả khoản vay được đảm bảo tài sản 1 lô đất trong sân vận động Chi Lăng với số tiền nợ gốc là 219 tỉ đồng.

Theo lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự Đà Nẵng, tài sản thế chấp là 10 lô đất trong khu phức hợp sân vận động Chi Lăng, nhưng theo Luật Đất đai năm 2003 thì khu phức hợp sân vận động Chi Lăng thuộc diện đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là có thời hạn.

Trong khi đó 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại khu phức hợp sân vận động Chi Lăng được cấp năm 2011 với thời hạn sử dụng đất lâu dài là vi phạm pháp luật đất đai về thời hạn sử dụng đất.

Theo quy định pháp luật về đất đai và Kết luận số 2852/KL-TTCP ngày 2/11/2012 của Thanh tra Chính phủ, TP phải thu hồi những giấy chứng nhận này để điều chỉnh thời hạn sử dụng đất phù hợp với quy định.

Ngoài ra, khu phức hợp sân vận động Chi Lăng mới được phê duyệt sơ đồ ranh giới, chưa được lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết nên người nhận chuyển nhượng cũng không thể sử dụng đất vì việc sử dụng đất bắt buộc phải phù hợp với quy hoạch.

Điều này dẫn tới việc các tổ chức, cá nhân không thể tham gia đấu giá để mua lại tài sản và làm cho việc xử lý tài sản kê biên để thi hành án không thực hiện được.

Theo lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự Đà Nẵng, tài sản thế chấp là 10 lô đất trong khu phức hợp sân vận động Chi Lăng, nhưng theo Luật Đất đai năm 2003 thì, khu phức hợp sân vận động Chi Lăng thuộc diện đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nên thời hạn sử dụng đất là có thời hạn.

Trong khi đó 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại khu phức hợp sân vận động Chi Lăng được cấp năm 2011 với thời hạn sử dụng đất lâu dài là vi phạm pháp luật đất đai về thời hạn sử dụng đất.

Thi hành bản án đã tuyên có thực sự “bất khả thi”?

Hiện nay, chính quyền TP. Đà Nẵng cũng như những người dân nơi đây nói chung rất mong muốn có thể lấy lại sân vận động Chi Lăng cho các mục đích công cộng hữu ích của thành phố, thế nhưng những vướng mắc pháp lý liên quan khiến vụ việc còn kéo dài.

Trao đổi với Phóng viên Pháp lý, Luật sư Lê Cao (Chủ tịch Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) cho rằng, quá trình thi hành án càng lâu thì Ngân hàng càng bị thiệt hại do không thể thu hồi vốn, sử dụng nguồn vốn.

Luật sư Lê Cao (Chủ tịch Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng)

Thực tế, việc mua tài sản đấu giá có thể có những vướng mắc liên quan như thời hạn sử dụng đất, về sự phù hợp với quy hoạch thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh thời hạn, thực hiện quy hoạch phù hợp thì mới đưa vào sử dụng được….

Do đó, trên thực tế thì những vướng mắc pháp lý mà Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và đại diện cơ quan thi hành án Đà Nẵng nêu ra là có thật. Bởi, theo quy định của pháp luật về đất đai thì Nhà nước có toàn quyền trong việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất và nghĩa vụ của người sử dụng đất là sử dụng đất đúng quy hoạch của Nhà nước. Về thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ thì theo Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013, nếu theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) mà ghi sai thông tin thì phải cập nhật lại cho đúng quy định của pháp luật, Luật sư Lê Cao phân tích.

Theo Luật sư Cao, pháp luật hiện hành không quy định rằng quyền sử dụng đất vướng vào các vấn đề như thời hạn sử dụng đất, đất chưa phù hợp với quy hoạch thì không thể xử lý để thu hồi nợ. Vấn đề thông tin về thời hạn sử dụng đất, đất chưa phù hợp với quy hoạch thì sẽ phải được đồng thời xử lý, hoàn thiện khi chuyển nhượng cho bên mua tài sản đấu giá.

Đứng ở góc độ của người mua, họ sẽ phải thấu hiểu các vấn đề pháp lý để thấy rằng hoàn thiện được thủ tục sang tên chủ sử dụng đất sẽ còn phải qua các giai đoạn, thủ tục theo quy định.

Thế nhưng Luật sư Cao cho rằng, dù thế nào thì hiện nay bản án Tòa án đã có hiệu lực, các cơ quan thực thi không thể không thi hành bản án này, cũng chẳng ai dám đứng ra cản trở việc không thi hành bản án đã có hiệu lực của Tòa án, do đó câu chuyện hoàn toàn nằm ở chỗ thủ tục, chứ không thể nói rằng sẽ không thi hành được bản án đã có hiệu lực của Tòa án.

Về các vấn đề pháp lý được đặt ra là trước đây thành phố giao sân vận động cho Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện dự án nhưng đến nay “doanh nghiệp chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chưa thực hiện xong quy hoạch”, vậy cơ sở nào để có 14 Sổ Đỏ đem đi thế chấp ngân hàng? Sổ đỏ đó có hợp pháp hay không?

Trên thực tế có việc TP. Đà Nẵng cấp đất, giao đất hay chuyển nhượng đất cho Tập đoàn Thiên Thanh là trái pháp luật thì phải có Quyết định hoặc Bản án của Tòa án thì mới có thể tước đi quyền sử dụng, sở hữu các tài sản thế chấp của chủ thể đem tài sản này đi thế chấp. Trong khi chưa có một phán quyết hợp pháp nào tước đi quyền sử dụng, sở hữu tài sản này thì việc thế chấp đã được Tòa án xác nhận là hợp pháp và đang được thi hành án buộc các bên phải thi hành theo quy định của pháp luật, Luật sư Cao phân tích và nêu quan điểm.

Nhìn nhận ở góc độ khác, Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật (Chủ tịch Công ty Luật hợp danh Đông Nam Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần phải xem xét lại bản án đã tuyên đã đầy đủ, đúng quy định pháp luật chưa. Bởi nếu nhìn một cách tổng thể, vụ việc liên quan đến rất nhiều quan hệ pháp luật, rất nhiều sai phạm từ quá trình giao đất, chuyển nhượng đất cho Thiên Thanh đến việc mang đi cầm cố thế chấp ở ngân hàng. Dường như, ở đây vụ việc đang bị “cắt ra từng lát” để xử lý, do đó bản án chưa thực sự xem xét đánh giá đầy đủ các mối quan hệ dẫn đến khó thực hiện thi hành án.

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật (Chủ tịch Công ty Luật hợp danh Đông Nam Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Theo Luật sư Thuật, trong vụ việc này nếu trước khi đưa ra quyết định bản án, Tòa án xem xét tổng thể từ nguyên nhân đến hậu quả, tức là đi từ quá trình kêu gọi đầu tư, giao, chuyển nhượng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… cho đến đi vay, thế chấp ngân hàng …, từ đó mới quyết định bản án, thì bản án mới có tính khả thi.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Luật sư Thuật, bản án đã tuyên chỉ xem xét mối quan hệ tranh chấp giữa ngân hàng với Thiên Thanh và việc tài sản thế chấp là các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sân vân động Chi Lăng được coi như là hợp pháp. Thì đương nhiên, ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Việc Tòa xử như thế là không thấu đáo, toàn diện được vấn đề.

Rõ ràng, các kết luận cho thấy có nhiều sai phạm trong việc giao đất, cấp đất, tách sổ nên Tòa án phải xem xét lại các yếu tố này trong giải quyết vụ án. Nếu xác định được sai phạm trong việc giao, chuyển nhượng thì phải hủy kết quả. Từ đó sẽ có cơ sở để giải quyết các quan hệ phía sau, Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật phân tích.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Luật sư Cao, việc xem xét lại tính hợp pháp của 14 Sổ Đỏ đã cấp cho Tập đoàn Thiên Thanh để từ đó làm cơ sở cho việc thu hồi là do cấp trái pháp luật; hoặc là theo hướng là Tập đoàn Thiên Thanh đã không đưa đất vào sử dụng hoặc sử dụng chậm tiến độ quá mức quy định để từ đó thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 (thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai) cũng rất khó.

Trên thực tế có việc TP. Đà Nẵng cấp đất, giao đất hay chuyển nhượng đất cho Tập đoàn Thiên Thanh là trái pháp luật thì phải có Quyết định hoặc Bản án của Tòa án thì mới có thể tước đi quyền sử dụng, sở hữu các tài sản thế chấp của chủ thể đem tài sản này đi thế chấp. Trong khi chưa có một phán quyết hợp pháp nào tước đi quyền sử dụng, sở hữu tài sản này thì việc thế chấp đã được tòa án xác nhận là hợp pháp và đang được thi hành án buộc các bên phải thi hành theo quy định của pháp luật, Luật sư Cao nêu quan điểm.

Trên thực tế có việc TP. Đà Nẵng cấp đất, giao đất hay chuyển nhượng đất cho Tập đoàn Thiên Thanh là trái pháp luật thì phải có Quyết định hoặc Bản án của Tòa án thì mới có thể tước đi quyền sử dụng, sở hữu các tài sản thế chấp của chủ thể đem tài sản này đi thế chấp. Trong khi chưa có một phán quyết hợp pháp nào tước đi quyền sử dụng, sở hữu tài sản này thì việc thế chấp đã được tòa án xác nhận là hợp pháp và đang được thi hành án buộc các bên phải thi hành theo quy định của pháp luật, Luật sư Cao nêu quan điểm.

Giải pháp nào gỡ vướng cho sân vận động Chi Lăng?

Theo các chuyên gia, quá trình thi hành án càng lâu thì thiệt hại sẽ càng lớn do không thể thu hồi vốn, sử dụng nguồn vốn. Do đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc để sớm thu hồi tài sản thất thoát.

Theo đó, để giải quyết triệt để vụ việc Đà Nẵng, một số chuyên gia cho rằng có thể kiến nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm đối với Bản án đã có hiệu lực pháp luật giữa Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và Bên vay với căn cứ là Bên vay không phải là chủ sử dụng/sở hữutài sản hợp pháp.

Mong muốn là một việc, nhưng triển khai thực thi được mong muốn đó phải bằng các giải pháp pháp lý phù hợp chứ không thể chỉ nói điều đó ra để tự trấn an nhau. Câu chuyện để cho quỹ đất giá trị ý nghĩa như sân vận động Chi Lăng giờ vướng vào đủ thứ vướng mắc là hệ quả của việc quản lý đất đai trên những ý chí chủ quan, cho nên chúng ta không thể lặp lại các ý chí chủ quan không tuân thủ luật pháp thêm một lần nữa.

Chúng tôi hy vọng đây là bài học đắt giá với chính quyền các địa phương. Các vấn đề pháp lý liên quan đến đến quản lý đất đai cần được thực thi phù hợp đúng pháp luật để đảm bảo không xảy ra các hệ quả bất lợi trong tương lai.

Theo đó, để giải quyết triệt để vụ việc Đà Nẵng, một số chuyên gia cho rằng có thể kiến nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm đối với Bản án đã có hiệu lực pháp luật giữa Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và Bên vay với căn cứ là Bên vay không phải là chủ sử dụng/sở hữutài sản hợp pháp.

Nam Kiên

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin