Chân dung 8 anh hùng được vinh danh năm 2016

07/01/2017 12:04

Đối với nhiều người, 2016 không phải là năm củng cố niềm tin, song trên khắp thế giới vẫn còn đây đó những con người nguyện cống hiến đời mình giúp đỡ những người khác. Mời độc giả tìm hiểu chân dung 8 vị anh hùng vì những hành động cao cả làm nên tên tuổi họ trong năm 2016 này.

A. Migues – Người đuổi theo chiếc xe tải

Đang đạp xe từ nơi bắn pháo hoa Ngày Quốc khánh Pháp, bất ngờ Alexandre Migues nhìn thấy một chiếc xe tải lớn đang đổ xuống con đường lèn chặt người, lao thẳng vào đám đông. Migues như xuất thần, chạy bộ đuổi theo chiếc xe: “Tôi quăng xe đạp, chạy sau chiếc xe mà không nghĩ ngợi gì – một phản xạ như có thể cảm nhận chiếc xe đang có mục đích ám hại nhiều người cùng lúc”.

Gã tài xế Mohamed Lahouaiej-Bouhlel, ngày 14/7/2016 đó, đã lái chiếc xe tải hơn 1 dặm đường xuôi theo đại lộ Anglais ở Nice, giết hại 86 người và làm bị thương hơn 430 người. Cuối cùng, chiếc xe tải chạy chậm lại, Migues đuổi kịp và túm cửa xe phía phải, cố gắng lọt vào bên trong buồng lái. Thủ phạm Lahouaiej-Bouhlel sau đó bị bắn hạ, cuộc “đồ sát” kết thúc.

Alexandre Migues
Alexandre Migues)

Thành phố Nice đã trao 3 huân chương danh dự cho các người hùng. Sau vụ tấn công, Migues không sao ngủ được, vẫn còn bị ám ảnh: “Vụ tấn công ác như quỷ. Tôi cố gắng quên sạch những gì sau đó”.

Lena Klimova – Quản lý trực tuyến mạng lưới Trẻ em 404

Cô Lena Klimova, nhà sáng lập mạng lưới Trẻ em 404, phát biểu: “Luật chống đồng tính của Nga khiến cho hàng ngàn người trong thế giới thứ ba (LGBT) tin rằng họ là “những con quái vật dị thường” và không ai muốn bắt chuyện”.

Klimova đã thành lập tổ chức hỗ trợ cho cộng đồng LGBT vào năm 2013, chuyên xử lý mọi thứ từ những vấn đề trong giới thanh thiếu niên như những khó khăn tạo dựng các mối quan hệ cho đến “những tình huống cực kỳ nghiêm trọng như ý định tự tử”.

Klimova nói, cô “muốn tập trung thời gian, tâm tư và sức khỏe cho thanh thiếu niên”. Mục tiêu của mạng lưới Trẻ em 404 của nhà sáng lập Lena Klimova là cung cấp một nơi để thanh thiếu niên Nga cảm thấy họ được chấp nhận, họ được hỗ trợ và không còn sống trong nỗi lo sợ. Klimova cũng muốn đội ngũ các tình nguyện viên của mạng lưới được thừa nhận xứng đáng.

Lena Klimova
Lena Klimova)

Asem Hasna – Người làm chi giả

Do nội chiến Syria, Asem Hasna phải bỏ học, trốn chạy và trở thành một nhân viên y tá trong một cộng đồng dân cư ở ngoại ô Damascus. Tháng 4/2013, ở tuổi 19, chiếc xe hơi chở Hasna bị dính đạn từ lực lượng Syria, tiện chân trái của anh đến dưới đầu gối.

Hasna di tản tới Jordan, cùng với hàng triệu người Syria đồng hương sống cuộc đời tha hương: “Tôi quyết định rằng việc mình mất một chân là cái giá để tôi nhìn cuộc đời từ một góc độ khác. Tôi muốn hoàn cảnh của mình sẽ là một quá trình chuyển đổi cho những người khác”.

Hasna hợp tác với một tổ chức viện trợ tên là Refugee Openware chuyên cung cấp chi giả cho những ai bị mất tay, chân trong cuộc chiến tranh ở Syria, và anh nằm trong số 12 người trải qua một khóa huấn luyện suốt 9 tháng để sử dụng công nghệ mô hình, in 3D nhằm thiết kế ra những cái chi phù hợp.

Mới đây, Asem Hasna được cấp quyền tị nạn tại Đức, nơi anh muốn tiếp tục giúp đỡ người Syria bị thương có chi giả để làm lại cuộc đời.

Asem Hasna
Asem Hasna)

Binta – Người đỡ đầu

Tương lai trở nên xám xịt với cô bé 15 tuổi tên là Samira khi bị lực lượng Boko Haram bắt cóc ở miền Bắc Cameroon. Em bị cưỡng bức lấy một chiến binh lớn gấp đôi tuổi.

Trong lúc bị quản thúc, Samira sẩy thai rồi có bầu lần hai khi chồng bị tiêu diệt bởi quân đội Nigeria trong mùa hè 2016. Chồng mất, Samira đào tẩu đến Maidugiru, miền Đông Bắc Nigeria sau đó về lại quê hương để tìm người cha thất lạc.

Mẹ của Samira đã chết từ lâu, Samira sống lệ thuộc vào chú ruột. Khi ông chú này qua đời thì vợ cả của ông “tẩy chay” Samira chỉ bởi vì em có quan hệ với Jihad. Với sự can thiệp kịp thời từ tổ chức Cứu lấy trẻ em, Samira tìm được người mẹ đỡ đầu tên là Binta, người phụ nữ thay mặt cho tổ chức phi chính phủ này nhận chăm sóc cho những cô vợ tí hon bị ruồng rẫy.

Bà Binta chỉ nhìn thấy ở đứa trẻ cần có một sự giúp đỡ: “Cô bé ấy mồ côi cha mẹ, mang thai … Tôi nói với cô cháu gái này rằng “Cô sẽ thương cháu nhiều hơn”. Bà Binta nói: “Tôi có 4 đứa con, và tôi nhận Samira là đứa thứ năm”. Cái tên Binta và Samira là tên giả nhằm bảo vệ cho họ tránh khỏi nguy cơ bị trả thù.

Binta
Binta)

Mary Stuart-Miller, “bà tiên” giữa đời thường

Đó là đêm thứ Ba tại Rome và Florin, một người đàn ông vô gia cư, đang dõi mắt nhìn 3 cái thau to đựng các món hầm. Cùng với ông là một lão bà cỡ 83 tuổi đến từ Orlando, đang quét rác, trong khi những người khác gói ghém quần áo. Họ là một nhóm 5 người sống trong ngôi nhà của bà Mary Stuart-Miller, một phụ nữ trạc 56 tuổi đến từ Tây Sussex (Vương quốc Anh).

Ngay từ năm 2013, họ đã giúp đỡ cái ăn cho ước tính 8.000 người vô gia cư và nghèo khổ ở Rome. Mỗi đêm, các thành viên trong nhà của bà Stuart-Miller lại bận rộn nấu ăn để cung cấp cho hàng trăm người.

Mỗi thành viên trong nhà của bà Stuart-Miller đều có một việc riêng: Florin (người gốc Rumani) chuyên nấu nướng; 2 người đồng hương khác là Alexandru và Orlando (cùng người Ý) lại làm những việc không tên; Roberto (một người Ý khác) giúp lái xe; và Anas (đến từ Libya) lại thực hiện hiến tặng quần áo.

Nhà sáng lập dự án Stuart-Miller nói: “Họ đã thay đổi nhiều lắm, sống có mục đích hơn, chuẩn bị hòa nhập lại vào xã hội. Chúng tôi trò chuyện với những người vô gia cư, mang lại hơi ấm tình người cho họ, giúp họ vượt qua khó khăn để hòa nhập cộng đồng”.

Stuart-Miller
Stuart-Miller)

Meron Estefanos – Điều hành đường dây nóng giúp phụ nữ tị nạn

Meron Estefanos, người đang điều hành một đường dây nóng giúp người di cư tại nhà của cô ở Thụy Điển, phát biểu: “2016 là một trong những năm tồi tệ nhất với người di cư Eritrea, cũng là một trong những năm tệ nhất đối với tôi”.

Người phụ nữ gốc Eritrea này sẵn sàng cung cấp số điện thoại của mình cho bất kỳ ai có nhu cầu. Hàng năm, Meron đều xuất hiện trong show “Tiếng nói người tị nạn Eritrea” trên đài phát thanh Erena từ trong căn bếp của mình, chuyên cung cấp những lời khuyên hữu ích cho người Eritrea muốn tìm cơ chế xin tị nạn khắp châu Âu. Hầu hết các cuộc gọi mà Meron nghe là từ những thuyền viên Eritrea gặp rắc rối trên biển Địa Trung Hải.

Hành động của Meron Estefanos đã thu hút sự quan tâm của LHQ và tổ chức này đã kêu gọi chính phủ Eritrea phải ra tòa án hình sự quốc tế vì tội chống lại loài người. Meron rất vui với phán quyết của Geneva cùng với hàng ngàn những nhà vận động khác.

Meron Estefanos
Meron Estefanos)

Marie – Kelly Cazeau giúp tránh bão

Tiếng gõ cửa ầm ĩ ngay cửa trước ngôi nhà của Marie-Ketly Cazeau ở thành phố Jérémie (Haiti) ngay lúc 3 giờ sáng. Vài giờ trước, Cazeau nghe nói đến một cơn siêu bão đã làm chết hơn 1.000 người trên đường đi của nó.

“Những người chết vì bão là do họ không quan tâm đến các cảnh báo, bởi vì mùa mưa bão ở Haiti thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11, dự báo thời tiết cũng chệch choạc”.
Một tốp khoảng 30 người đã trú ẩn an toàn trong nhà của bà Cazeau – một ngôi nhà 2 tầng lầu khá khiêm tốn, song chắc chắn hơn nhiều so với những túp lều tạm bợ ở Sainte-Hélène – đám đông gồm đàn ông, đàn bà và trẻ con mà đứa bé nhỏ nhất mới 2 tuổi.

Cazeau nổi tiếng là “trụ cột” ở thành phố Sainte-Hélène, đặc biệt là những hành động chung tay của bà với giáo hội địa phương và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ như ActionAid, chuyên phân phối dụng cụ vệ sinh và lều bạt cho những người mất nhà cửa sau bão.

Marie – Kelly Cazeau
Marie – Kelly Cazeau)

Vào đêm ngày 4/10/2016 đó, sự dang tay cứu giúp sinh mạng cho hàng tá người dân của bà Cazeau đã được nhớ tới với lòng biết ơn đặc biệt. Bà Cazeau nhấn mạnh: “Chúng tôi là một cộng đồng không thể chia tách. Nhất là trong thời điểm sau bão, chúng tôi cần phải đoàn kết lẫn nhau”.

Amanda Mellet – “Kẻ chống lại”

Năm 2016, Amanda Mellet làm nên lịch sử khi chống lại nhà nước Ireland, buộc họ phải bồi thường thiệt hại từ những chấn thương trong lúc cô đi du lịch đến Anh để phá thai. Mellet trở thành một trong 3 phụ nữ Ireland đầu tiên đấu tranh chống lại lại đạo luật chống phá thai hà khắc của Ireland bằng cách yêu cầu LHQ bãi bỏ lệnh cấm trong trường hợp những hiện tượng bất thường khiến thai chết – bởi vì những phát hiện nguy hiểm trong não của thai hoặc các cơ quan nội tạng quan trọng khác.

Mellet và ông xã James, đã đệ trường hợp của họ lên Ủy ban nhân quyền của LHQ vào năm 2013 sau khi hai vợ chồng có một kết cục tồi tệ ở Anh. Trong hồ sơ kiện, sản phụ Mellet kể lại hoàn cảnh cực khổ khi phải ra nước ngoài làm thủ tục phá thai vì đứa con không thể sống sót.

Amanda Mellet
Amanda Mellet)

Ủy ban nhân quyền của LHQ đã thúc giục chính phủ Ireland phải sửa đổi pháp luật, nhằm đảm bảo chắc chắn các nhà cung cấp dịch vụ y tế phải được đặt trong một tình huống cung cấp đầy đủ thông tin về các dịch vụ phá thai an toàn...

Theo Bao Phapluat

Bạn đang đọc bài viết "Chân dung 8 anh hùng được vinh danh năm 2016" tại chuyên mục Đọc chuyên sâu. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline (0915.999.467) hoặc gửi email về địa chỉ (toasoan@phaply.vn).

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin