Các nhà đầu tư cổ phần tư nhân đang đặt cược lớn vào nhiều thương vụ của Nhật Bản

Những vụ mua bán gần đây với các thươnng hiệu đến từ Nhật bản đã cho thấy sự thèm muốn ngày càng tăng của các nhà đầu tư cổ phần tư nhân đối với các thương vụ của Nhật Bản.

Các nhà đầu tư cổ phần tư nhân đã có mối quan tâm đặc biệt đối với các thương vụ của Nhật Bản..

Toshiba gần đây đã nhận được lời đề xuất "bán mình" cho quỹ đầu tư tư nhân CVC Capital Partners (Anh), với mức giá khoảng 20 tỷ USD để lấy 30% cổ phần trong Toshiba., trong khi một tập đoàn do Bain Capital dẫn đầu trước đó đã đề nghị mua Hitachi Metals trong một thỏa thuận mà Nikkei đã đưa tin trươc đó có thể trị giá 7,3 tỷ đô la.

Hai động thái này cho thấy sự thèm muốn ngày càng tăng của các nhà đầu tư cổ phần tư nhân đối với các thương vụ của Nhật Bản.

Điều gì đang thúc đẩy các nhà đầu tư cổ phần tư nhân vào Nhật Bản?

Sự gia tăng của các siêu quỹ chuyên về thị trường châu Á là yếu tố lớn nhất. Quỹ đầu tư KKR gần đây đã huy động được 15 tỷ đô la cho quỹ châu Á - lớn hơn quỹ Bắc Mỹ vào lần cuối trước đó ở mức 13,9 tỷ đô la vào năm 2017. Nhìn chung, chi tiêu của các quỹ tập trung châu Á - Thái Bình Dương đạt 477 tỷ đô la vào năm 2020, tăng 71% so với năm 2017, theo Bain & Company.

Thị trường khổng lồ ở Trung Quốc là động lực thúc đẩy sự gia tăng của các quỹ. Nhưng với căng thẳng chính trị ngày càng tăng giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu, "hiện có nguy cơ chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang các nước lân cận, một giám đốc điều hành tại một công ty quản lý tài sản lớn ở châu Á cho biết.

Bối cảnh đó, kết hợp với sự cấp bách ngày càng tăng của các tập đoàn công nghiệp trong việc cơ cấu lại danh mục đầu tư kinh doanh của họ, đang thúc đẩy sự bùng nổ mua bán và sáp nhập ở Nhật Bản. Lãi suất cực thấp của đất nước cũng cho phép các nhà đầu tư cổ phần tư nhân đặt cược táo bạo.

Những người chơi chính là ai?

Những người chơi dẫn đầu chuỗi thương vụ mới nhất không xa lạ gì với bối cảnh M&A của Nhật Bản là CVC Capital Partners có trụ sở tại Luxembourg, công ty đứng sau thương vụ với Toshiba, là một trong những công ty cổ phần tư nhân lớn nhất ở châu Âu. Các khoản đầu tư trước đây của họ tại Nhật Bản bao gồm chuỗi nhà hàng Skylark vào năm 2006 và thương vụ mua lại 1,5 tỷ USD gần đây đối với mảng kinh doanh chăm sóc cá nhân của Shiseido.

Bain Capital, được cho là đang dẫn đầu cuộc đấu thầu cho Hitachi Metals, cũng đã có một đợt mua bán ở Nhật Bản. Đây là đơn vị đã mua lại mảng sản xuất chip của Toshiba với giá 18 tỷ USD vào năm 2018 và quỹ cũng đà mua lại công ty điều hành viện dưỡng lão Nichii Gakkan vào năm ngoái.

Toshiba đã nhận được lời đề xuất "bán mình" cho quỹ đầu tư tư nhân CVC Capital Partners (Anh), với mức giá khoảng 20 tỷ USD để lấy 30% cổ phần.

Một nhóm nhà đầu tư ít danh tiếng hơn, bao gồm cả các quỹ liên kết với chính phủ. Những người chơi này không chỉ đầu tư vào các quỹ đầu tư tư nhân mà còn đang ngày càng đổ tiền trực tiếp vào các công ty với tư cách đồng đầu tư, giúp tăng quy mô của các thương vụ. Nikkei đã đưa tin rằng các quỹ được nhà nước hậu thuẫn Japan Investment Corp. và Ngân hàng Phát triển Nhật Bản dự kiến ​​sẽ tham gia vào thương vụ CVC mua lại Toshiba.

Những loại thương vụ nào đang thu hút vốn?

Nhật Bản là nơi duy nhất diễn ra phần lớn các thương vụ mua lại, ngược lại các giao dịch thúc đẩy tăng trưởng như việc mua lại cổ phần lại chiếm thiểu số. Ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, các thương vụ mua lại cổ phần nhằm thúc đẩy tăng trưởng chiếm hơn 80% tổng số thương vụ trong năm 2020 thì tại Nhật Bản có hơn 70% thương vụ là mua lại, theo Bain.

Việc mua lại thường liên quan đến những thay đổi lớn trong công ty mục tiêu để tăng lợi nhuận của nó, chẳng hạn như thiết lập một CEO mới chuyên nghiệp và đóng cửa các bộ phận làm ăn thua lỗ. Các nhà đầu tư cổ phần tư nhân nước ngoài thường được coi là phù hợp tốt với các công ty sản xuất Nhật Bản vì họ có thể giúp công ty tìm kiếm khách hàng mới ở nước ngoài.

Các thương vụ gần đây cũng có xu hướng liên quan đến một tập đoàn kết hợp bán với mua lại, một dấu hiệu cho thấy họ đang tích cực tái cấu trúc danh mục kinh doanh của mình. Chẳng hạn, Hitachi đã công bố thương vụ mua lại công ty phần mềm GlobalLogic của Mỹ trị giá 9,6 tỷ USD. Công ty dược phẩm Takeda, đã mua nhà sản xuất thuốc Ailen Shire với giá 62 tỷ USD vào năm 2019, và đã bán mảng kinh doanh chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng cho Blackstone với giá khoảng 2,3 tỷ USD vào năm ngoái.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư?

Những người ủng hộ hy vọng sự chấp nhận ngày càng tăng đối với các công ty cổ phần tư nhân sẽ giúp hồi sinh các tập đoàn ở Nhật Bản, vốn từng thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản nhưng gần đây đã trở thành biểu tượng cho thấy đất nước đã tụt hậu như thế nào trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Các ngân hàng Nhật Bản và các quỹ hưu trí đang vật lộn với lãi suất thấp cũng đang hy vọng các quỹ đầu tư tư nhân có thể tăng lợi nhuận của họ - một quỹ thành công thường được kỳ vọng ít nhất sẽ tăng gấp đôi số tiền mà nó huy động được từ các nhà đầu tư.

Nhưng liệu các quỹ có thể mang lại lợi nhuận cao hay không cũng phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như định giá thị trường chứng khoán. Kioxia, đơn vị sản xuất chip của Toshiba, đã lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu vào năm ngoái nhưng đã hủy bỏ đợt chào bán vào phút chót. Gần đây hơn, Applied Materials đã chấm dứt thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ đô la để mua Kokusai Electric của Nhật Bản từ KKR, nói rằng họ không thể nhận được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý Trung Quốc. Một giám đốc điều hành tại một tổ chức tài chính Nhật Bản cho biết sự bùng nổ gần đây của các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) cho thấy “thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu quá nóng”.

Có bất kỳ trở ngại nào không?

Luật ngoại hối và thương mại sửa đổi yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải thông báo cho chính phủ nếu họ mua cổ phần từ 1% trở lên trong các công ty chiến lược dường như không làm giảm sự thèm muốn của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, một số chính trị gia đã bày tỏ lo ngại về việc vốn nước ngoài mua vào Toshiba, công ty vận hành các nhà máy điện hạt nhân trong nước. Fumio Kishida, cựu ngoại trưởng Nhật Bản, gần đây đã đã đăng tải trên mạng xã hội Twitter rằng không giống như Mỹ, Nhật Bản không có khuôn khổ ngăn chặn đầu tư vào nước ngoài vì lý do an ninh quốc gia.

Ông nói thêm: "Tự do đầu tư vẫn quan trọng. Nhưng trong tương lai, cần phải xem xét một khuôn khổ để có thể tránh các tác động tiêu cực đến quản lý và thông tin nhạy cảm đối với các ngành bảo mật cốt lõi".

Một số nhà đầu tư cũng đưa ra lo ngại về việc thiếu sự bảo vệ đối với các cổ đông có cổ phần thấp, những người có thể buộc phải chấp nhận các điều khoản bất lợi nếu việc chấp thuận thỏa thuận đạt đến một ngưỡng nhất định. Xung đột có xu hướng phát sinh khi một quỹ đầu tư tư nhân và các cổ đông lớn hợp tác để đưa công ty trở thành tư nhân. Trong cuộc đấu thầu nhằm tìm ra người tiếp quản công ty chăm sóc sức khỏe Nichii Gakkan của Bain vào năm ngoái, quỹ đầu cơ Lim Advisors của Hồng Kông đã chỉ trích ban quản lý của Nichii Gakkan vì đã không bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư thiểu số.

Theo doanhnghiephoinhap.vn

Nguồn bài viết: https://doanhnghiephoinhap.vn/cac-nha-dau-tu-co-phan-tu-nhan-dang-dat-cuoc-lon-vao-nhieu-thuong-vu-cua-nhat-ban.html

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin