Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng được Văn phòng Trung ương vừa có thông báo đến các cơ quan có liên quan đến việc xử lý vụ án Phạm Công Danh và đồng bọn.
[caption id="attachment_143639" align="aligncenter" width="410"]
Ảnh minh họa.[/caption]
Tại phiên họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 18/4/2016, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã kết luận : "Cần tập trung chỉ đạo xử lý một số vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; tài liệu, chứng cứ chắc đến đâu xử lý đến đó, sau đó điều tra xử lý tiếp, nhằm tạo sự lan toả và chuyển biến tích cực trong phát hiện, xử lý tham nhũng”.
Theo đó, đối với vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (gọi tắt là Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm), Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bí thư Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Bí thư Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các cơ quan chức năng và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương điều tra, sớm kết thúc để nhanh chóng đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình xử lý, cần tuân thủ theo quy định của pháp luật, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội.
Trước đó, ngày 29/7/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với ông Phạm Công Danh, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh; ông Phan Thành Mai, nguyên thành viên Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh; ông Mai Hữu Khương, nguyên thành viên Hội đồng Quản trị, phụ trách tài chính Tập đoàn Thiên Thanh.
Tập đoàn Thiên Thanh là nhà đầu tư tham gia tái cơ cấu và trở thành cổ đông lớn của Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), sau đó đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) từ tháng 3/2015.
Kết luận điều tra, VNCB được Ngân hàng nhà nước chấp thuận chủ trương Phương án tái cơ cấu ngày 6/9/2012. Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNCB và đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và VNCB thực hiện lập các hồ sơ khống để rút tiền, vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân.
Ngoài Công ty Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh còn lập 29 doanh nghiệp khác và nhờ người thân, quen của Danh đứng tên làm giám đốc, đứng tên sở hữa cổ phần của VNCB. Phạm Công Danh quản lý toàn bộ con dấu, Giấy chứng nhận cổ phần của VNCB. Qua bàn tay lèo lái của người này, VNCB đã thiệt hại trên 9 ngàn tỷ đồng.
Theo Bizlive