Thượng tướng Lương Tam Quang được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an
21:05 06/06/2024
Trên cơ sở Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 06/6/2024, Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đối với Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.
Mục lục
Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội danh sách đề nghị Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Quốc hội thảo luận tại Đoàn về nội dung này. Nhân sự được Thủ tướng đề nghị là Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.
Đầu giờ chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn; Quốc hội thảo luận, biểu quyết với 468/469 đại biểu Quốc hội (chiếm 96,1% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành thông qua danh sách để phê chuẩn Bộ trưởng Bộ Công an và tiến hành phê chuẩn Bộ trưởng Bộ Công an đối với Thượng tướng Lương Tam Quang bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Tiếp đó, sau khi nghe Tờ trình của Chủ tịch nước Tô Lâm, Quốc hội cũng đã phê chuẩn Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh đối với tân Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang với 455/455 đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành (chiếm 93,43% tổng số đại biểu Quốc hội).
Thượng tướng Lương Tam Quang sinh ngày 17/10/1965; Quê quán: Xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân Luật, An ninh; Lý luận chính trị: Cao cấp.
Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Đồng chí từng được trao tặng những phần thưởng cao quý: Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì; Huân chương Chiến Công hạng Nhất, hạng Nhì; 04 Huân chương, Huy chương của Nhà nước Lào (Huân chương Tự do hạng Ba, Huân chương Hữu nghị, Huân chương Anh dũng hạng Nhất, Huy chương Hữu nghị).
Tân Bộ trưởng Bộ Công an đã trải qua nhiều cương vị công tác: Phó Trưởng phòng, Cục An ninh kinh tế, Tổng cục An ninh, Bộ Công an; Trưởng phòng - Thư ký lãnh đạo Bộ Công an; Phó Cục trưởng - Thư ký lãnh đạo Bộ Công an; Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp, Tổng cục An ninh II, Bộ Công an.
Tháng 8/2010, đồng chí được bổ nhiệm Cục trưởng - Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng (tháng 11/2014); từ tháng 9/2017 là Chánh Văn phòng Bộ Công an.
Từ tháng 8/2019, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an, được bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (tháng 5/2020); Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương (tháng 01/2020); được thăng cấp bậc hàm Trung tướng (tháng 01/2019).
Tháng 01/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng; được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng (tháng 01/2022).
Ngày 06/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.
Mỹ đã có những chính sách nổi trội giúp duy trì vị thế dẫn đầu trong nền kinh tế đổi mới sáng tạo toàn cầu. Trong khi đó Thụy Sĩ 13 năm liên tiếp được vinh danh là quốc gia sáng tạo nhất thế giới. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những cường quốc về đổi mới sáng tạo (ĐMST) rất đáng để Việt Nam học hỏi.
(Pháp lý) - “Khát vọng mùa Xuân! Khát vọng kỷ nguyên mới !” là chủ đề xuyên suốt trong nội dung Tạp chí Pháp lý số đặc biệt chào Xuân mới 2025. Trong số đặc biệt này, Tạp chí Pháp lý dành nhiều thời lượng đăng tải các bài viết nghiên cứu phân tích góp ý công tác hoàn thiện thể chế, trong đó tập trung đột phá hoàn thiện thể chế về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; những kinh nghiệm hay chính sách quí của các nước dành cho KHCN, ĐMST, thu hút FDI xanh…
Ngay những ngày đầu năm mới 2025, khách sạn cao cấp Legend Valley Hotel nằm trong khu phức hợp thể thao và du lịch Legend Valley Country Club đã khai trương và sẵn sàng cung cấp một cơ sở lưu trú chất lượng cho ngành du lịch của tỉnh Hà Nam, ngôi sao mới trên bản đồ du lịch của khu vực phía Bắc cũng như của Việt Nam.
Việc đầu tư phát triển dự án điện gió Savan 1 không chỉ hiện thực hóa cam kết của T&T Group trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng với dự án năng lượng đầu tiên của Tập đoàn được triển khai tại Lào, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, tăng cường hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Mới đây, Vietnam Report công bố Top 10 Địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn năm 2024, trong khuôn khổ chương trình Công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024 (VNR500). Năm nay, bên cạnh việc công bố Bảng xếp hạng VNR500, Vietnam Report lần đầu tiên công bố danh sách Top 10 Địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn năm 2024 , trong đó có những địa danh nổi tiếng như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An…
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương đó một lần nữa được Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII khẳng định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW – Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.
Quy định mới về giá dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam, các trường hợp đăng ký thường trú phải lấy ý kiến chủ nhà, phân loại thửa đất…là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ hôm nay, 10-1.
Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia như: Net Zero, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…
Kỳ vọng Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật KHCN và Đổi mới sáng tạo được bổ sung, sửa đổi tới đây sẽ tạo đột phá về thể chế thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
(Pháp lý). Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ công nghệ thông tin, đã đưa kinh tế đạt được những bước phát triển mới. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển đó là những thách thức về phòng, chống một số loại tội phạm kinh tế nổi cộm trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh, đặc biệt tội phạm trong môi trường số. Bài viết sau, tác giả nghiên cứu và nhận diện các loại tội phạm kinh tế nổi cộm thời gian gần đây, từ đó đề xuất kiến nghị các biện pháp phòng, chống .