Các đồng chí lãnh đạo Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại kì Đại hội Đại biểu toàn quốc HLGVN lần thứ XIII (nhiệm kì 2019 – 2024)
1. Kết quả Đại hội Hội Luật gia tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện chủ trương thống nhất về năm tổ chức Đại hội Hội Luật gia các cấp, Hội Luật gia tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cơ bản hoàn thành đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tính đến hết ngày 06/01/2025, có 53/63 tỉnh, thành phố tổ chức Đại hội Hội Luật gia nhiệm kỳ 2024 - 2029, (đạt tỷ lệ 84 %). Hội Luật gia 10 tỉnh, thành phố còn lại vì lý do khách quan nên chưa tổ chức Đại hội.
2. Về đại biểu dự Đại hội
- Đại biểu chính thức:
Dự kiến 370 người. Trong đó, đại biểu đương nhiên: 110 người (là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ 2019 - 2024); Đại biểu từ Hội Luật gia của 63 tỉnh, thành phố: 191 người; Đại biểu từ các chi hội, tổ chức trực thuộc Trung ương Hội và cơ quan Trung ương Hội: 69 người.
- Đại biểu khách mời:
Dự kiến khoảng 50 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam; Lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện cơ quan, tổ chức quốc tế; lãnh đạo và phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương.
3. Nội dung trọng tâm Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029
- Tiêu đề của Báo cáo chính trị: Tổng kết công tác nhiệm kỳ XIII (2019-2024) và mục tiêu, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ XIV (2024-2029)
- Phần thứ nhất: kết quả công tác Hội luật gia Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2019-2024 trong đó nêu kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII trên 9 lĩnh vực công tác chính: Công tác chính trị tư tưởng; Công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; giám sát, phản biện xã hội; nghiên cứu khoa học pháp lý; Tham gia tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật; Công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tham gia tiếp công dân, giải quyết tranh chấp ngoài tòa án và hòa giải ở cơ sở; Tham gia công tác cải cách tư pháp; cải cách hành chính; Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế; Công tác tổ chức, cán bộ và hội viên; Kết quả thực hiện các chương trình phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức; Công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân và xác định các bài học kinh nghiệm.
- Phần thứ hai: Mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ khóa XIV (2024-2029)
Mục tiêu tổng quát: Phát huy tinh thần “Luật gia Việt Nam đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển, hướng về cơ sở”, tiếp tục củng cố, kiện toàn, xây dựng Hội Luật gia Việt Nam ngày càng vững mạnh về tổ chức; thường xuyên chăm lo xây dựng, bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ, hội viên về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác chuyên môn, nghiệp vụ; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội Luật gia các cấp, tập trung hướng về cơ sở, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, Điều lệ của Hội nhằm phát huy các cấp Hội, hội viên Hội Luật gia tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 - 2029
+ Đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng; tập trung tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức về vai trò của Hội Luật gia Việt Nam
+ Củng cố, kiện toàn Hội Luật gia các cấp ngày càng vững mạnh về tổ chức.
+ Nâng cao chất lượng công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; giám sát, phản biện xã hội; nghiên cứu khoa học pháp lý.
+ Đẩy mạnh công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; tham gia tiếp công dân và hòa giải ở cơ sở.
+ Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
+ Tham gia tích cực công tác cải cách tư pháp
+ Đẩy mạnh công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế
+ Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng.
4. Về nhân sự lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV
- Dự kiến số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV: 115 (bằng khóa XIII).
- Dự kiến số lượng Uỷ viên viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV: 25 (bằng khóa XIII).
- Dự kiến số lượng thành viên Ban Thường trực: 04, gồm Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch chuyên trách (bằng khóa XIII)
- Dự kiến số lượng Phó Chủ tịch không chuyên trách: 04 (bằng khóa XIII)
5. Dự kiến nội dung, chương trình Đại hội:
Đại hội gồm 02 phiên
- Phiên thứ kiến diễn ra chiều ngày 13/01/2025, gồm các nội dung chính sau:
+ Bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu;
+ Thông qua Chương trình, Quy chế Đại hội và Quy chế bầu cử;
+ Thông qua Chương trình, Quy chế Đại hội và Quy chế bầu cử;
+ Báo cáo những vấn đề cơ bản về công tác nhân sự và thảo luận, chốt danh sách Ban Chấp hành khóa XIV;
+ Bầu Ban bầu cử Ban Chấp hành TW Hội Khóa XIV;
+ Bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029;
+ Báo cáo về sửa đổi Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ;
+ Ban Chấp hành khóa XIV họp phiên thứ Nhất, bầu Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội Luật gia Việt Nam và Ban Kiểm tra của Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
- Phiên thứ hai diễn ra sáng ngày 14/01/2025, gồm các nội dung chính sau:
+ Báo cáo tổng kết công tác Hội Luật gia Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác khóa XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029;
+ Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024;
+ Tham luận của một số đại biểu và thảo luận;
+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu Chỉ đạo Đại hội;
+ Công bố kết quả phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành khóa XIV;
+ Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa XIV ra mắt Đại hội; Chủ tịch phát biểu nhận nhiệm vụ;
+ Thông qua Nghị quyết Đại hội;
+ Phát biểu bế mạc Đại hội.
TIỂU BAN TUYÊN TRUYỀN ĐẠI HỘI