Nhà máy 3000 tỷ đắp chiếu,ăn bớt tiền hạn mặn của dân

Nhà máy bột giấy Phương Nam với tổng số vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng đến nay phải đóng cửa vì không làm ra giấy.

[caption id="attachment_143928" align="aligncenter" width="410"] Nhà máy bột giấy Phương Nam giờ đang đắp chiếu ảnh: Dân Việt
Nhà máy bột giấy Phương Nam giờ đang đắp chiếu ảnh: Dân Việt[/caption]

Một nhà máy sản xuất bột giấy nhưng không thể làm ra giấy, câu chuyện thật như đùa này đang làm nóng dư luận trong ngày hôm qua, 5/7. Bài viết “Nhà máy giấy 3.000 tỷ đồng bị xóa sổ vì… không làm được giấy” trên báo Dân Việt đưa ra những con số thực sự gây sốc cho người đọc.

Theo hồ sơ, nhà máy bột giấy Phương Nam được do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải làm chủ đầu tư với tổng vốn 1.487 tỷ đồng - Bộ Tài chính bảo lãnh để dự án vay vốn. Qua thời gian, đến thời điểm tháng 6/2009, đổi sang chủ mới là Vinapaco số vốn đầu tư đã đội lên thành 3.000 tỷ đồng.

Nhà máy đã ký hợp đồng với nông dân 2 huyện Thạch Hóa và Mộc Hóa (Long An) để hình thành vùng đay nguyên liệu. Hơn 10.614 tấn đay tươi và hơn 655 tấn đay sợi đã được thu mua, nhưng đến lúc đưa vào sản xuất mới phát hiện ra, công nghệ không phù hợp nên không thể vận hành. Kết quả là nhà máy 3000 tỷ đồng này đắp chiếu 10 năm nay, Long An không biết giải quyết thế nào vì bán nhà máy cũng chẳng ai mua, nông dân khổ vì vùng nguyên liệu bị phá bỏ.

Những chuyện lạ có một không hai trên thế giới thế này, chỉ có thể xảy ra ở nước ta mà thôi, thưa bạn đọc. Hì hụi xây dựng nên cả một nhà máy tiêu tốn 3.000 tỷ đồng từ ngân sách, ấy thế nhưng đến khi đưa vào sản xuất mới ngã ngửa ra, công nghệ không phù hợp, không thể sản xuất bột giấy từ cây đay.

Nhưng được cái rất đáng mừng là không có ai phải chịu trách nhiệm vì sai lầm này, vì cái nhà máy 3.000 tỷ đang đắp chiếu to như một cái mả chôn tiền khổng lồ. Ông chủ dự án cũ thì đã về hưu, ông chủ dự án mới tiếp quản thì không tham gia ngay từ đầu, truy vấn ai đây, tốt nhất cứ để cái mả chôn ngàn tỷ đồng ở đó, cho dãi dầu mưa nắng.

Trong khi có thêm một nhà máy 3.000 tỷ đồng đắp chiếu, thì chúng ta cũng có thêm một câu chuyện đau lòng khác nữa, đó là việc nông dân ở 2 tỉnh miền Tây là Cà Mau và Kiên Giang bị ăn bớt tiền hỗ trợ hạn hán và xâm nhập mặn.

[caption id="attachment_143929" align="aligncenter" width="387"] Biên lai thu tiền của các hộ dân khi đến nhận tiền hỗ trợ vì hạn hán. ảnh: Báo Lao động
Biên lai thu tiền của các hộ dân khi đến nhận tiền hỗ trợ vì hạn hán. ảnh: Báo Lao động[/caption]

Tiền đến tay nông dân thì 10 đồng chỉ còn 4-5 đồng do bị xén đầu xén đuôi để trừ vào các khoản phí, quỹ dày đặc do địa phương quy định. Có nơi, việc thống kê số hộ được làm qua quýt, thiếu sót dẫn đến việc cán bộ xã tự quyết định chỉ chi 50% cho các hộ có tên trong danh sách, 50% còn lại chi cho các hộ chưa được thống kê.

Văn phòng Chính phủ vừa phải có công văn truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu UBND hai tỉnh Cà Mau, Kiên Giang kiểm tra, làm rõ thông tin phản ánh về "khuất tất" trong chi tiền hỗ trợ hạn hán, xâm nhập mặn cho người dân.

Đặt 2 câu chuyện này cạnh nhau, có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy giống tôi, vị đắng tăng lên gấp bội.

Không thể thống kể hết trên khắp đất nước, có biết bao nhiêu công trình, dự án ngàn tỷ bỏ hoang như cái nhà máy bột giấy kia, bản danh sách quá dài. Và cũng không thể thống kê nổi bao nhiêu những hộ dân nghèo bị ăn bớt trong các đợt hỗ trợ vì thiên tai.

Ở chỗ này, người ta ném hàng ngàn tỷ đồng, hàng chục ngàn tỷ đồng cho những “cái mả chôn tiền” không tiếc tay. Làm sai xong cũng để đấy, chờ hóa bùn. Ở chỗ khác, khi những người dân nghèo cùng khổ rơi vào cảnh đường cùng vì thiên tai, được chút trợ cấp thì ngay lập tức có chuyện chi sai, cắt xén, chặn đầu chặn đuôi.

Làm sao thế nhỉ? Thật là kiệt cùng cay đắng. Khi chi hàng ngàn tỷ đồng từ ngân sách cho những dự án trời ơi đất hỡi để rồi đắp chiếu, chắc không ai nhớ tới những người dân nghèo khó đang vắt sức lao đồng để nhặt nhạnh từng xu lẻ. Ấy vậy mà khi người nghèo có chút tiền hỗ trợ, thì cán bộ địa phương lăm lăm tay sổ tay sách đến triệt từng đồng cho các loại phí, rồi thì chi sai do làm việc qua quýt, vô trách nhiệm.

Không ai trả lời được câu hỏi này. Nhất là những người đã ung dung hạ cánh an toàn sau những chữ ký trên dự án ngàn tỷ bỏ hoang ấy, họ càng không có trách nhiệm phải trả lời.

Theo Bao Datviet

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin