Nghỉ dưỡng sức, nghỉ việc trước khi sinh và các chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH

Chế độ thai sản là một chế định được điều chỉnh theo các quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Quyền lợi quan trọng nhất mà người lao động trong thời kỳ thai sản được hưởng có thể là thời gian nghỉ có hưởng lương và thời gian nghỉ đối với phụ nữ mang thai, nghỉ dưỡng sức, chế độ trợ cấp ... Trong chuyên đề pháp luật về chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai, Luật sư Trần Đại Ngọc Cty TNHH Luật Trần Nguyễn (Đoàn Luật sư Hà Nội) sẽ tư vấn, giải đáp về các chế độ, chính sách pháp luật BHXH hiện hành đảm bảo quyền lợi cho người lao động mang thai khi tham gia BHXH.

[caption id="attachment_199961" align="aligncenter" width="400"]Người lao động được bảo đảm chế độ, quyền lợi lúc mang thai khi tham gia BHXH Người lao động được bảo đảm chế độ, quyền lợi lúc mang thai khi tham gia BHXH[/caption]

1. Người lao động hỏi: Tôi đang làm việc cho Công ty nước ngoài, vừa qua tôi bị sẩy thai khi thai nhi được 7 tuần tuổi. Như vậy theo qui định của Luật BHXH thì tôi có được nghỉ việc hưởng chế độ BHXH không? Và tôi có được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản không?

Luật sư giải đáp: Điều 33 Luật BHXH qui định thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau:

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, bạn bị sẩy thai khi thai 7 tuần tuổi thì bạn được nghỉ tối đa là 20 ngày; Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:

Nếu trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe của bạn chưa được phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày. Số ngày nghỉ sẽ do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hàng tuần.

2. Người lao động hỏi: Tôi đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vợ tôi không tham gia bảo hiểm xã hội và vừa sinh con được 2 ngày. Tôi nghe nói trường hợp của tôi thì được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh. Vậy, thông tin tôi biết có đúng không và mức hưởng là bao nhiêu?

Luật sư giải đáp: Căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Căn cứ Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 về điều kiện hưởng chế độ thai sản: Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

Như vậy, bạn phải hội đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH nêu trên thì bạn sẽ được trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

Ngoài ra, khi vợ sinh con, bạn còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định nêu trên được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

3. Người lao động hỏi: Nghỉ việc trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản? Nếu được hưởng thì hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản cần những gì? Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu?

Luật sư giải đáp: Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.

Như vậy, nghỉ việc trước khi sinh vẫn được hưởng chế độ thai sản (nếu đủ các điều kiện hưởng nêu trên).

Thủ tục, hồ sơ; nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú”.

4. Người lao động hỏi: Tôi là giáo viên hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 6/2016 đến 4/2017, gián đoạn tháng 5/2017. Tiếp tục đóng BHXH từ tháng 6/2017 đến tháng 4/2018. Đến tháng 5/2018 tôi sinh con, xin hỏi luật sư tôi có được hưởng chế độ BHXHJ hay không?

Luật sư giải đáp: Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Theo Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản nêu trên, người lao động sinh con đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.

Cụ thể, bạn sinh con vào tháng 5/2018 thì thời gian tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản là từ tháng 5/2017. Bạn đóng từ tháng 6/2016 đến tháng 4/2018 thì đã đủ 6 tháng. Như vậy, bạn đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản. Không phụ thuộc thời gian đóng bảo hiểm bị gián đoạn.

5. Người lao động hỏi: Vợ tôi đóng BHXH được 20 tháng, hết hợp đồng lao động từ tháng 2/2018, cùng thời điểm đó vợ tôi cũng đang mang thai tháng thứ 7 , vợ tôi sinh ngày 10/4/2018, như vậy vợ tôi có được hưởng cả hai chế độ BHTN và chế độ thai sản hay không?

Luật sư giải đáp: Thứ nhất, trợ cấp thất nghiệp:

Căn cứ Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định như sau:

“Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Như vậy, theo quy định trên, người lao động đóng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Hoặc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời giann 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng và không thuộc các trường hợp theo khoản 4 Điều 49 Luật việc làm 2013 và nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng thì sẽ được xem xét và giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Do đó, khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, vợ bạn có thể nộp hồ sơ để được giải quyết và việc được hưởng trợ cấp thai sản không ảnh hưởng đến trợ cấp thất nghiệp của vợ bạn.

Thứ hai, chế độ thai sản:

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản.

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Nếu vợ bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Do vậy nếu vợ bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được hưởng hai chế độ cùng một lúc.

PV

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin