Công an tỉnh Quảng Trị xử phạt 48 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 3 tháng đối với tài xế ô tô tải chở hàng quá tải trọng cho phép 207%

Sau khi cân kiểm tra tải trọng, xác định xe chở hàng vượt quá 207% tải trọng cho phép, lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản vi phạm. Đồng thời, yêu cầu lái xe cam kết hạ tải đảm bảo an toàn.

Ô tô tải chở hàng quá tải trọng cho phép 207%

Sáng 7/4 ghi nhận từ lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa lập biên bản lái xe chở hàng vượt quá 207% tải trọng cho phép.

Cụ thể, lúc 08h ngày 7/4 qua công tác TTKS, Đội CSGT đường bộ số 1 (Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị) đã phát hiện xe ô tô tải biển kiểm soát 78C.015.59 có dấu hiệu vi phạm chở hàng vượt tải trọng cho phép.

Lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản vi phạm đối với tài xế

Lực lượng chức năng tiến hành cân kiểm tra tải trọng, xác định xe chở hàng vượt quá 207% tải trọng cho phép. Ngay sau đó, tổ TTKS đã tiến hành lập biên bản vi phạm và đồng thời yêu cầu lái xe cam kết hạ tải đảm bảo an toàn.

Với hành vi vi phạm này lái xe và chủ phương tiện đã bị phạt tiền 48 triệu, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 3 tháng, tước phù hiệu đối với phương tiện 02 tháng. Trong thời gian tới, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng trị tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm liên quan đến tải trọng phương tiện đảm bảo TTATGT.

Mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải quy định tại Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Tỷ lệ quá tải trên 10% đến 30% thì sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì sẽ bị xử phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì sẽ bị xử phạt 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;

Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì sẽ bị xử phạt 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;

Tỉ lệ quá tải trên 150% thì sẽ bị xử phạt 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 05 tháng.

Đối với chủ phương tiện, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Cụ thể, tỉ lệ quá tải trên 10% đến 30% ( hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng) thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.

Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng.

Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng.

Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng."

Bùi Lộc

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin