Hội thảo tranh chấp bất động sản trong bối cảnh khung khổ pháp lý mới
Sáng 18-7, tại TP. Nha Trang, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Văn phòng đại diện tại Khánh Hòa (VCCI Khánh Hòa) tổ chức hội thảo với chủ đề tranh chấp bất động sản trong bối cảnh khung khổ pháp lý mới. Bà Phạm Thị Xuân Trang - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đến dự.
Sửa quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và qui định mới về điều kiện chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng
(Pháp lý). Vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hai Thông tư quan trọng. Thông tư 23/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 12/8/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và Thông tư 25/2024/TT-NHNN quy định chi tiết về điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.
Những vấn đề pháp lý về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, Doanh nghiệp cần quan tâm
(PLBQ) - Thực tiễn, hoạt động nhượng quyền rất phát triển, đã và đang được các chủ thể trên thế giới thực hiện một cách thường xuyên. Tại Việt Nam, mô hình kinh doanh này mới phát triển mạnh mẽ một vài năm trở lại gần đây khi những lợi ích to lớn mà mô hình này mang lại. Tuy nhiên, để hoạt động này phát triển một cách có hiệu quả thì cần có hành lang pháp lý vững chắc và ổn định.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định nào?
Với lợi thế về nguồn vốn lớn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử, với mong muốn khai phá một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn. Pháp luật Việt Nam hiện nay về cơ bản đã có những quy định khá rõ ràng về điều kiện, thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong bài viết này, chúng tôi muốn cung cấp một số lưu ý quan trọng dành cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư quan trọng này.
Hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là động sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Bài viết khái quát pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là động sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, chỉ rõ những vướng mắc, bất cập về pháp luật và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
Quy định pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh trong các giao dịch M&A
(Pháp Lý) - Luật Cạnh tranh năm 2018 qui định rõ một số nhóm hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh có thể bị áp dụng một số biện pháp nhằm khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp phải chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua; giá bán hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng của DN hình thành sau tập trung kinh tế. Luật cũng đưa ra các ngưỡng để DN có nghĩa vụ, trách nhiệm phải thông báo về tập trung kinh tế, nhằm ngăn ngừa những yếu tố tiềm ẩn khi hình thành vị trí thống lĩnh hay độc quyền do các giao dịch mua bán sáp nhập DN mang lại.
Điều kiện bắt buộc đối với hoạt động cho thuê hàng hóa và những vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần lưu ý
Hiện nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn hoạt động trong lĩnh vực cho thuê hàng hóa phải tuân thủ một số điều kiện nhất định theo quy định pháp luật hiện hành. Một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động cho thuê hàng hóa hợp pháp tại Việt Nam là phải có Giấy phép kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan (“Giấy phép kinh doanh”).
HoREA góp ý quy định đấu thầu phục vụ dự án đầu tư có sử dụng đất
HoREA cho rằng, quy định cũ đang gây tác động tiêu cực, làm ách tắc thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư đối với các dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại mà doanh nghiệp tự thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
Pháp luật về thương mại điện tử - Một số vấn đề đặt ra
Bài viết nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam và một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử trong thời gian tới.
Ảnh hưởng của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2022 một số điều của Luật sở hữu trí tuệ tới xác lập quyền sáng chế
Lần đầu tiên, tại Luật SHTT 2022, ngoài cơ chế về ý kiến của người thứ ba đối với đơn đăng ký, còn bổ sung thêm cơ chế phản đối đơn đăng ký SHTT (điều 112a). Theo đó, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký sáng chế trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày công bố.
Chính thức xử lý hình sự đối với hành vi trốn đóng BHXH
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 đã bổ sung nhiều quy định tăng cường chế tài xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, lần đầu tiên, Luật mới đã có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc trốn đóng bảo hiểm xã hội…
Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi ): Những qui định mới và chế tài xử lý vi phạm đáng lưu ý
(Pháp lý). Luật Đấu giá tài sản vừa được Quốc hội thông qua đã sửa đổi bổ sung một số qui định mới đáng lưu ý như đấu giá đất phải đặt cọc tối đa 20% giá khởi điểm; Luật cũng tăng cường chế tài xử lý vi phạm đối với người tham gia đấu giá, trúng đấu giá…
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: những vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần lưu ý
(PLBQ) - Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đặt ra trong trường hợp cá nhân, tổ chức muốn chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp của mình cho tổ chức cá nhân khác khi chủ sở hữu không có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, khác với chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp ( SHCN) có một số lưu ý mà doanh nghiệp cần biết, đặc biệt một số đối tượng quyền SHCN bị hạn chế chuyển nhượng.
Nhắc lại hai vụ tranh chấp nhãn hiệu lớn: Bài học đắt giá nào cho các doanh nghiệp Việt?
(PLBQ). Trong quá khứ, chúng ta đã chứng kiến nhiều vụ tranh chấp nhãn hiệu diễn ra trên thị trường Hoa Kỳ như tranh chấp nhãn hiệu Catfish, Trung Nguyên, Petro VietNam, Vifon, Vinataba … Sau đây, Pháp luật và Bản quyền nhắc lại hai vụ tranh chấp nhãn hiệu lớn (Cá da trơn Catfish; Cà phê Trung Nguyên) và chỉ ra những bài học đắt giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.