* Đối với công ty cổ phần. Vốn tự có của doanh nghiệp là vốn của các cổ đông góp vào. Lợi nhuận của doanh nghiệp được chia cổ tức cho cổ đông sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ. Cổ tức của cổ đông được chia cao hay thấp là do hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp phát triển, cần tăng vốn, doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tiền lãi vay ngân hàng, tiền lãi vay của trái phiếu được hạch toán trong chi phí giá thành của sản phẩm trước khi hạch toán lợi nhuận và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Tiền lãi vay từ ngân hàng, tiền lãi từ trái phiếu được cam kết ổn định trong thời hạn của khoản vay. Ngân hàng hoặc trái chủ không ảnh hưởng nhiều từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp cũng bị áp lực lớn từ những khoản nợ và lãi phát sinh nếu thị trường kinh doanh gặp sự cố (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,...)
* Đối với công ty cổ phần đại chúng. Khi doanh nghiệp lớn mạnh, có thương hiệu, có danh tiếng trên thị trường, có cơ hội phát triển có thể đăng ký tham gia thị trường chứng khoán để phát hành cổ phiếu, trở thành công ty cổ phần đại chúng. Cổ phiếu doanh nghiệp được thị trường hóa, giá cả một cổ phiếu có thể tăng do những lợi thế của doanh nghiệp, giá ban đầu của cổ phiếu là 10 ngàn đồng có thể tăng trên thị trường 100 ngàn đồng hoặc hơn nữa... nhưng cũng có thể vì những thông tin bất lợi mà xuống giá còn 3 ngàn đồng.
Người mua cổ phiếu được chia lãi sau khi doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ dự phòng. Cho nên lợi nhuận cao hay rủi ro cao là nhà đầu tư phải tự tính toán và chấp nhận. Chủ tịch hay người điều hành công ty cổ phần đại chúng rất bị áp lực trong việc chia cổ tức cho các cổ đông khi giá cổ phiếu tăng.
* Cần nói thêm, trên thị trường chứng khoán có những con cáo dẫn dắt dư luận làm giá cổ phiếu của một mã chứng khoán nào đó tăng giá để họ bán ra, sau đó lại dẫn dắt thông tin cho mã chứng khoán đó rớt giá để họ gom vào...