Ngày 30/10/2018 tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm về “Đánh giá tình hình huy động nguồn lực xã hội tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý (PBGDPL và TGPL) năm 2018 và dự báo khả năng huy động nguồn lực năm 2019”.
[caption id="attachment_200076" align="aligncenter" width="410"]
Toàn cảnh buổi tọa đàm[/caption]
Chủ trì buổi tọa đàm có các đồng chí: GS.TS Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Tuân, Phó trưởng ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật. Dự tọa đàm có đồng chí Dương Thành Bắc, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam và Lãnh đạo Văn phòng , các Ban chuyên môn, các Trung tâm Tư vấn pháp luật trực thuộc Trung ương Hội; đại diện lãnh đạo Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc trường Đại học Luật Hà Nội.
Các đại biểu đã nghe TS. Nguyễn Văn Tuân báo cáo tóm tắt về thực trạng huy động nguồn lực xã hội vào công tác PBGDPL và TGPL và những kiến nghị cơ chế ưu đãi để huy động, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia, tài trợ cho công tác PBGDPL và TGPL.
Các tham luận và ý kiến phát biểu tại Tọa đàm đều khẳng định nguồn lực chủ yếu của các tổ chức tham gia công tác PBGDPL và TGPL là nguồn nhân lực của chính tổ chức đó gồm các Luật gia tại các Trung tâm tư vấn pháp luật, đội ngũ giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội. Bên cạnh đó, nguồn lực về cơ sở vật chất và tài chính cho công tác này cũng hết sức quan trọng. Một số ý kiến cho rằng, việc phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức tham gia hoạt động PBGDPL và TGPL là cần thiết, nhất là việc tổ chức những buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm để nhân rộng những mô hình hoạt động có hiệu quả.
[caption id="attachment_200077" align="aligncenter" width="410"] Đồng chí Lê Minh Tâm phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm[/caption]
Phát biểu tổng kết buổi tọa đàm, GS.TS Lê Minh Tâm Khẳng định: Xã hội hóa là xu hướng tất yếu và là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, do đó phải có sự tham gia của các tầng lớp trong xã hội. Đồng thời xã hội hóa phải là quá trình kết hợp giữa hệ thống nhà nước và hệ thống xã hội. Vì vậy, cần được tiếp tục nghiên cứu, nhận diện và làm sáng tỏ để áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
Theo hoiluatgiavn.org.vn
Nguồn bài viết: http://hoiluatgiavn.org.vn:8080/toa-dam-ve-xa-hoi-hoa-cong-tac-pho-bien-giao-duc-phap-luat-va-tro-giup-phap-ly-d1547.html