TI đã tiến hành khảo sát cảm nhận tham nhũng quốc gia 5 lần trong 20 năm qua, vào các năm: 2002, 2006, 2009, 2010 và 2011.
Năm 2021, TI Pakistan tiến hành khảo sát ở 4 tỉnh, từ ngày 14/10 - 27/10/2021. Cuộc khảo sát phản ánh cảm nhận của người dân về các vấn đề quản lý rất quan trọng.
Cảnh sát tiếp tục là lĩnh vực tham nhũng nhiều nhất. Tư pháp được đánh giá là tham nhũng nhiều thứ hai. Đứng ở vị trí thứ 3 là đấu thầu và hợp đồng công. Còn y tế đã "vươn lên" trở thành lĩnh vực tham nhũng nhiều thứ tư kể từ năm 2011.
Ba nguyên nhân quan trọng nhất của tham nhũng là trách nhiệm giải trình yếu (51,9%), sự tham lam của những người giàu quyền lực (29,3%) và tiền lương thấp (18,8%).
Những kết quả khảo sát nêu trên cho thấy, thực trạng hiện nay không phải những gì người dân mong đợi từ một cuộc chiến chống tham nhũng.
Chiến lược Quốc gia về chống tham nhũng (NACS) năm 2002 của NAB là một sự khởi đầu đầy hứa hẹn. Mức độ phổ biến của tham nhũng về mặt nào đó, có thể được giải quyết thông qua một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm thúc đẩy các giá trị, thái độ từ chối tham nhũng là không được chấp nhận về mặt đạo đức và là một hành vi bất hợp pháp phải chịu hình phạt.
Báo cáo khảo sát của TI cũng thừa nhận hạn chế của phương pháp điều tra, truy tố, thực thi tư pháp hình sự của NAB trong việc chống tham nhũng một cách hiệu quả và do đó, kêu gọi phương pháp tiếp cận toàn Chính phủ liên quan đến việc tăng cường hệ thống liêm chính của cơ quan hành chính công.
Báo cáo của TI Pakistan đã cung cấp bằng chứng cho thấy, Chính phủ nước này cần đánh giá lại chiến lược chống tham nhũng và đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của nhà nước và xã hội đều tích cực tham gia vào nỗ lực xóa bỏ tham nhũng.
NACS xác định, các bộ phận và tổ chức khác nhau có thể tham gia để ngăn ngừa và chống tham nhũng hiệu quả hơn, bao gồm: Hệ thống chính trị, tư pháp, khu vực tư nhân, truyền thông, xã hội dân sự... Tất cả những thực thể này cần phải trở thành một phần của nỗ lực chống tham nhũng.
Theo noichinh.vn
Nguồn bài viết: https://noichinh.vn/tin-quoc-te/202112/pakistan-canh-sat-dung-dau-danh-sach-linh-vuc-tham-nhung-nhieu-nhat-310467/