“Quy định 3 mức tín nhiệm là cách làm chưa triệt để, còn lập lờ”

"Việc quy định 3 mức tín nhiệm là cách làm chưa triệt để, còn lập lờ thì làm sao có cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá cán bộ. Tôi đề nghị chỉ quy định 2 mức là tín nhiệm và không tín nhiệm ...”

[caption id="attachment_137750" align="aligncenter" width="410"] Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa[/caption]

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa nêu quan điểm khi thảo luận về dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13, sáng 28/3.

Ông Nghĩa cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm với người được Quốc hội bầu và phê chuẩn là cách làm mới để người giữ trọng trách tự hoàn thiện mình. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn vấn đề bất cấp.

Theo ông Nghĩa, việc quy định 3 mức tín nhiệm là cách làm chưa triệt để, còn lập lờ nên khó có cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá cán bộ.

“Tôi đề nghị chỉ quy định 2 mức là tín nhiệm và không tín nhiệm thì mới tạo được bước ngoặt đột phá nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm của người lấy phiếu tín nhiệm”, ông Nghĩa nói.

Cũng tại phiên thảo luận, ông Nghĩa cho rằng Quốc hội vẫn còn “nặng nợ với cử tri”, hoạt động của Quốc hội cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong nhiệm kỳ tới, nhất là trong xây dựng luật cần xem xét

trách nhiệm người đứng đầu khi luật không đi vào cuộc sống.

“Làm một luật đã khó, tốn kém tiền bạc của nhân dân nhưng nếu luật không đi vào cuộc sống, không có tính khả thi thì làm luật để làm gì?”, ông Nghĩa đặt vấn đề.

Cũng quan điểm với ông Nghĩa, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng cho rằng nhiệm kỳ tới Quốc hội cần có biện pháp xử lý với những trường hợp không bảo đảm chất lượng, tiến độ trình và thông qua dự án luật.

Phải thực hiện nghiêm quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan soạn thảo, phải minh bạch.

“Khen chê rõ ràng, luật nào không đi vào được cuộc sống thì phải có người chịu trách nhiệm, Quốc hội dứt khoát nói không đối với những dự luật không bảo đảm chất lượng”.

Đồng thời, theo vị đại biểu này, cần thiết hải nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, để lực lượng này thực sự trở thành lực lượng nòng cốt của Quốc hội...

Theo Bizlive

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin