Các tập đoàn công nghệ hùng mạnh trên thế giới đang đối mặt với sự mở rộng và ra đời của các chính sách kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Độc quyền không còn là một “con đường” trải đầy hoa khi các chính phủ và người tiêu dùng ở Bắc Mỹ, châu Âu và hiện là Trung Quốc đang nỗ lực chống lại sự gia tăng tập trung quyền lực thị trường của những “người khổng lồ” công nghệ.
Nỗ lực của Trung Quốc trong tái thiết vị trí dẫn đầu ngành công nghệ vào tuần trước đã đạt kỷ lục 18,2 tỷ nhân dân tệ tương đương 2,8 tỷ đô la Mỹ cho các chính sách chống độc quyền kể từ trường hợp của Alibaba Group Holding. Đơn vị kinh doanh tài chính công nghệ của tập đoàn Alibaba là Ant Group đã bị liệt kê vào danh sách những công ty chịu quản lý và kiểm soát như một ngân hàng và kéo theo đó là một loạt các doanh nghiệp cùng ngành.
Trong tuần này, Ủy ban Tư pháp và Hạ viện Hoa Kỳ đã chính thức thông qua bản báo cáo hồi tháng 10 năm 2020 về cáo buộc hành vi mua lại hoặc chèn ép các doanh nghiệp nhỏ hơn của các công ty công nghệ khổng lồ nước này có thể trở thành kế hoạch chi tiết trong kiềm chế hành vi độc quyền của Google thuộc Alphabet, Amazon, Facebook và Apple. Ông Marcus Pollard cố vấn chống độc quyền và đầu tư nước ngoài tại công ty luật Linklaters cho biết rằng những mối quan tâm chính là liệu rằng các “ông lớn” công nghệ có lợi dụng thị trường của họ tác động xấu đến đối thủ cạnh tranh và gây hại cho người tiêu dùng hay không. Ông nói thêm: “Alibaba là một minh chứng rõ ràng cho ý định của các cơ quan quản lý thực hiện nhiệm vụ giữ cho thị trường hoạt động với đa dạng lựa chọn đối với người tiêu dùng”.
Ở cả Trung Quốc và phương Tây, sự trỗi dậy của các công ty công nghệ lớn đã không được kiểm soát đúng đắn trong những năm qua khi nhiều người tán dương vai trò công nghệ trong phát triển kinh tế và cải thiện đời sống. Sự giám sát của các cơ quan chức năng Hoa Kỳ đối với công ty công nghệ đã bị hạn chế kể từ vụ chống độc quyền Microsoft năm 1998. Tình hình thay đổi từ sau hai năm trở lại đây khi các nhà chính sách và người dùng nhận thức được những “gã khổng lồ” công nghệ, đặc biệt là trong hoạt động internet trên mọi mặt từ tìm kiếm mua sắm và tương tác xã hội đã chi phối cuộc sống như thế nào. Thậm chí, các nhân vật đứng đầu ngành công nghệ còn chèn ép các đối thủ nhỏ hơn và các công ty khởi nghiệp.
Google, Amazon, Facebook và Apple được gọi là tổ hợp GAFA đã xung đột với cơ quan quản lý trên nhiều mặt trận pháp lý bao gồm Mỹ, Anh, châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Trong báo cáo dài 450 trang của Ủy ban Tư pháp và Hạ viện Hoa Kỳ đã chỉ ra ba vấn đề thường gặp trong tước quyền tiếp cận thị trường, bạo lực sức mạnh thị trường và gia tăng sự thống trị của các tập đoàn công nghệ.
Theo nghiên cứu của tờ South China Morning Post, luật chống độc quyền dưới sự xem xét của Trung Quốc đã phát triển từ trọng tâm quan sát 12 năm trước đối với ngành dược phẩm và các công ty cấp thoát nước trong thành phố đối với chiếm lĩnh thị trường nhờ các công ty công nghệ. Động thái đầu tiên của giới công quyền nước này là cho dừng hoạt động IPO của Ant Group trong vòng 48 giờ trước khi lên sàn giao dịch tại Thượng Hải và Hồng Kông. Phía cơ quan chức năng cáo buộc Ant Group bởi vi phạm các quy định tài chính và thu thập quá mức dữ liệu cá nhân. Án phạt cho hành vi độc quyền đã được nhắm đến các doanh nghiệp hàng đầu gồm Alibaba, Tencent và SF Holding vào hồi tháng 12. Kết thúc quá trình điều tra, kết quả là Ant Group phải tái cấu trúc và định vị của công ty trong kinh doanh công nghệ dưới sự giám sát của cơ quan chức năng. Giới làm luật lo ngại về khả năng sử dụng dữ liệu dẫn đến những thông tin gây bất lợi đối với người dùng. Một trong số mối lo điển hình là các hợp đồng độc quyền sẽ ngăn chặn các nhà cung cấp bán hàng trên các nền tảng, buộc đơn vị phải “chọn 1 trong 2”. Đây là chủ đề của cuộc điều tra của Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) đối với Alibaba.
Phó chủ tịch Alibaba đã phát biểu sau án phạt của công ty như sau: “Các cơ quan quản lý sẽ xem xét những linh vực có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Chúng tôi đã thông qua quy trình này và được biết mọi việc đã ổn. Đây là một quá trình rất lành mạnh. Chúng tôi đã có kế hoạch sửa chữa sai lầm và xây dựng hệ thống nội bộ phù hợp với bộ luật”. Hơn hai mươi công ty công nghệ bao gồm Alibaba, Tencent, Baidu, Meituan và chủ sở hữu của TikTok, ByteDance đã bị cảnh báo các vấn đề bao gồm các hành vi độc quyền tương tự.
Trước khi bị đàn áp, các điều kiện thị trường độc đáo của Trung Quốc đã giúp những gã khổng lồ công nghệ phát triển mạnh trong những năm đầu. Chính quyền địa phương đã ngăn chặn nhiều đối thủ nước ngoài, chẳng hạn như Google và Facebook, thông qua kiểm duyệt trực tuyến bởi tường lửa. Hệ thống chính trị và luật pháp tập trung của Trung Quốc buộc các doanh nghiệp phải giải trình, do đó, công ty trong nước có ít đòn bẩy pháp lý hơn so với doanh nghiệp công nghệ lớn ở Mỹ và châu Âu. Victor Shih, phó giáo sư tại Trường Chiến lược và Chính sách Toàn cầu cho biết: “Trong hệ thống liên bang, chẳng hạn như Hoa Kỳ, một công ty có thể bị điều tra bởi một cấp chính phủ - chẳng hạn như liên bang - nhưng vẫn có ảnh hưởng và vị trí đối với chính quyền địa phương và thành phố. Còn tại Trung Quốc, vì tất cả các tòa án và cơ quan quản lý đều do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, nên nếu có rắc rối chính trị với đảng cấp trung ương, một công ty sẽ phải đối mặt với chính phủ và tòa án các cấp”. Ông nói thêm: “Bởi vì chính trị là quyền chỉ huy, là biện pháp bảo vệ pháp lý cuối cùng nhưng không bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.
Ở các quốc gia như Mỹ, các công ty công nghệ đã tìm cách bảo vệ mình trên các phiên tòa và phương tiện truyền thông trước áp lực pháp lý. Trong khi đó, các nhà chức trách Trung Quốc có quyền hạn đáng kể trong việc ngăn chặn đầu cơ và kiểm soát cuộc điều tra, phát ngôn công khai. Khi các cuộc điều tra chống độc quyền thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã hạ thấp tầm quan trọng chính trị và đưa ra những điểm tương đồng với các vụ việc chống độc quyền ở phương Tây. Theo các nguồn tin được Bloomberg News và Financial Times trích dẫn, bộ phận tuyên truyền của chính phủ đã ra lệnh cho các hãng tin phải tuân thủ nghiêm ngặt đường lối chính thức liên quan đến Alibaba.
Theo doanhnghiephoinhap.vn
Nguồn bài viết: https://doanhnghiephoinhap.vn/diem-khac-biet-trong-thach-thuc-chong-doc-quyen-giua-trung-quoc-va-phuong-tay.html