"Có một 'cơ chế ngầm' đang tác động vào lời nói của ĐBQH"?

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (Tp Hồ Chí Minh) cho rằng nhiều ĐB đã phải rất cân nhắc khi phát biểu trước diễn đàn QH. Điều đáng lo ngại là sự cân nhắc đó bị ảnh hưởng bởi chi phối từ một cơ chế ngầm.

[caption id="attachment_137742" align="aligncenter" width="410"]ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm[/caption]

Đây là một trong những hạn chế mà ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị QH cần phải mạnh mẽ xóa bỏ. “QH cần phải mạnh mẽ để xóa bỏ cơ chế xin cho. Đây là cơ chế ngầm chi phối khá nhiều quyết định của các cấp. Nó tác động không ít đến các ĐBQH: nói hay không, nói thế nào; và nó làm sai lệch phần nào các quyết định của QH.” – bà phát biểu.

Từ thực tiễn đó, bà cũng xin QH nhiệm kỳ tới cần đổi mới để QH vừa chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, vừa thể hiện QH là cơ quan quyền lực cao nhất.

“Về phương thức, tôi nghĩ nên xác định rõ vấn đề nào Đảng đã quyết định, QH, ND có trách nhiệm nghiêm túc; vấn đề gì Đảng quyết định, QH thể chế hóa; vấn đề gì Đảng định hướng, QH quyết định trên cơ sở ý chí, vọng của nhân dân…” bà đưa ý kiến.

Liên quan yêu cầu gần dân, đi sâu đi sát vào thực tế cuộc sống, ĐB Ngyễn Thị Quyết Tâm chuyển tải mon muốn cử tri cần QH mạnh mẽ hơn, đi vào cuộc sống hơn.

‘ Đừng bảo ông lớn thì phải làm việc lớn’

Nhận xét về hoạt động của ĐB QH khóa XIII, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nhấn mạnh lại bản chất của ĐBQH là nghị sỹ là chính khách, không phải công chức. Ông cho rằng các ĐB hiện nay thực sự chưa phản ánh đúng nguyện vọng của cử tri. “Tôi cho rằng để nâng cao chất lượng, ĐB phải gắn bó với cử tri nơi mình ứng cử, phải làm được gì đó cho cử tri phải nói tiếng nói cử tri không phải tiếng nói của người khác.”

[caption id="attachment_137740" align="aligncenter" width="410"]ĐB Nguyễn Bá Thuyền ĐB Nguyễn Bá Thuyền[/caption]

Về công tác xây dựng luật của QH, ĐB Nguyễn Bá Thuyền nhận định: Chúng ta đã ban hành được rất nhiều luật, chúng ta có cả một rừng luật. Nhưng tình hình phức tạp, khó khăn, vì luật của ta chưa đi vào cuộc sống, giá trị thực tiễn không có. Có những đạo luật vừa ban hành xong, thậm chí chưa có hiệu lực đã sửa. Điều đó cho thất chất lượng làm luật cần phải nâng cao.

Để xảy ra tình trạng này, theo đại biểu, đó là trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, của các ĐBQH, thậm chí cả trách nhiệm của những người gửi tài liệu đến tay các ĐBQH.

Liên quan công tác giám sát, ĐB tỉnh Lâm Đồng phản ánh của cử tri lo ngại: Đừng bảo ông lớn phải làm việc lớn. Việc nhỏ không làm được .” Theo ý nguyện cử tri phản ánh của ĐB NGuyễn Bá Thuyền, công tác giám sát phải được làm từ những việc nhỏ, phải trực tiếp xuống với người dân, mới ra bản chất của vấn đề.

QH cần khẳng định vai trò cơ quan quyền lực cao nhất

Tổng kết về nhiệm kỳ vừa rồi, ĐB Trần Du Lịch đưa ra 4 cái hơn của QH. Đó là đổi mới hơn, chất lượng hơn, trách nhiệm hơn, được cử tri tín nhiệm hơn. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: Đó là 4 cái hơn chỉ so với chính mình.

[caption id="attachment_137741" align="aligncenter" width="410"]ĐB Trần Du Lịch ĐB Trần Du Lịch[/caption]

Ông phân tích rõ hơn: Nếu so với các nhà nước tam quyền phân lập, QH của ta rất nhiều quyền. QH có quyết định tất cả những vấn đề lớn của đất nước. Trong quá trình hoạt động của mình, QH cũng nêu những vấn đề tồn tại của đất nước. Nhưng trách nhiệm chia sẻ như thế nào?

Minh chứng cho tính trách nhiệm của QH với dân, ông đưa ra ví dụ về những tồn tại của công tác xây dựng pháp luật như tình trạng ban hành ra luật nhưng để luật đi vào cuộc sống phải chờ văn bản dưới luật. “Nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã ban hành rất nhiều nhiều luật, nhưng cũng ta cần gần 5000 văn bản dưới luật. Nguyên nhân ở đâu? Hay như vấn đề nợ công, tất cả những vấn đề đó QH quyết cả. Vậy trách nhiệm của QH trong bài toán ngân sách như thế nào?” – ĐB đặt câu hỏi.

Liên quan đến công tác giám sát, ĐB phân trần: Tôi cũng thoe dõi nhiều đoàn giám sát, tôi ví dụ nếu giám sát khiếu nại của dân, nên đối thoại trực tiếp với người khiếu nại. Nhưng thực sự thì chúng ta giám sát chung quá nhiều.

Từ những bức xúc trong quá trình hoạt động của nhiệm kỳ vừa rồi, ĐB gửi lại tâm nguyện: “Vấn đề thứ nhất là chuyên trách là tốt, nhưng chuyên nghiệp mới quan trọng. Và đây là vấn đề cần xem xét, tính toán kỹ, nếu cứ tiếp tục công chức hóa đại biểu chuyên trách thì chỉ làm bộ máy nặng nề.”

Đặc biệt, ĐB đề nghị cần cải cách lại công tác thảo luận của QH: “Để luật và quyết sách đúng, đề nghị thảo luận đến cùn. Trong trường hợp cần thiết, chỉ tranh luận một số người thôi. Đừng để tình trạng nói chung chung, tiếp thu hay không tiếp thu là chuyện của thường vụ Qh.

Theo Bao phapluat

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin