Áp dụng chế tài xử lý nghiêm minh theo luật, doanh nghiệp "tự giác" thanh toán nợ đọng BHXH

(Pháp lý) - Theo số liệu báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 8/2018, tổng số đơn vị sử dụng lao động được thanh tra, kiểm tra (TTKT) là 11.756 đơn vị; qua đó phát hiện số lao động chưa đóng là hơn 21.000 người, số tiền truy đóng là hơn 53,4 tỷ đồng; đóng không đúng đối tượng, thừa thời gian là 637 lao động với số tiền phải thoái thu, hoàn trả hơn 2,4 tỷ đồng; số lao động thiếu so với quy định là hơn 30.000 lao động với truy đóng hơn 34,3 tỷ đồng. Số tiền các đơn vị này nợ BHXH trước khi có quyết định thanh tra là hơn 1.500 tỷ đồng nhưng khi triển khai thanh kiểm tra, các doanh nghiệp này đã nộp nợ BHXH hơn 519 tỷ đồng; kết thúc thanh tra nộp hơn 300 tỷ đồng. Qua đợt thanh tra cả nước, BHXH đã ban hành 492 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt hơn 17,3 tỷ đồng. 8 tháng đầu năm, nợ BHXH, BHYT và BHTN toàn quốc hơn 6.700 tỷ đồng, chiếm 3,3%; giảm 30% so với cùng kỳ năm 2017.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra …

BHXH Việt Nam cho biết, sau khi thực hiện thanh tra đóng BHXH, BHYT, BHTN, số nợ đã giảm hơn 55%.

Trước tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính hay hoàn thiện hồ sơ xử lý hình sự với những doanh nghiệp trốn đóng BHXH góp phần giảm đáng kể tỷ lệ nợ đọng các loại bảo hiểm.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết, từ khi thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành BHXH, cũng như triển khai các quy định xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT theo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 với chế tài răn đe, việc chấp hành chính sách pháp luật về BHXH, BHYT của doanh nghiệp được tăng cường.

Đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Khánh Hòa thanh tra việc thực hiện pháp luật BHXH đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Khánh Hòa thanh tra việc thực hiện pháp luật BHXH đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh)

Đến hết tháng 8/2018, tổng số đơn vị sử dụng lao động được TTKT là 11.756 đơn vị; qua đó phát hiện số lao động chưa đóng là hơn 21.000 người, số tiền truy đóng là hơn 53,4 tỷ đồng; đóng không đúng đối tượng, thừa thời gian là 637 lao động với số tiền phải thoái thu, hoàn trả hơn 2,4 tỷ đồng; số lao động thiếu so với quy định là hơn 30.000 lao động với truy đóng hơn 34,3 tỷ đồng. Số tiền các đơn vị này nợ BHXH trước khi có quyết định thanh tra là hơn 1.500 tỷ đồng nhưng khi triển khai thanh kiểm tra, các doanh nghiệp này đã nộp nợ BHXH hơn 519 tỷ đồng; kết thúc thanh tra nộp hơn 300 tỷ đồng. Các đoàn thanh tra đã ra 492 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt hơn 17,3 tỷ đồng. 8 tháng đầu năm, nợ BHXH, BHYT và BHTN toàn quốc hơn 6.700 tỷ đồng, chiếm 3,3%; giảm 30% so với cùng kỳ năm 2017.

Qua thanh tra, kiểm tra trong 8 tháng đầu năm 2018, cơ quan BHXH phát hiện số tiền chi sai các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp lên tới gần 100 tỉ đồng. Số tiền chi sai quy định về BHYT khoảng 92,57 tỉ đồng (chiếm hơn 90%), số tiền hưởng BHXH sai phải thu hồi về quỹ là 3,92 tỉ đồng, số tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp sai là 2,67 tỉ đồng.

Tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH đã giảm đáng kể

Trong thời gian tới, để tiếp tục giảm số nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHXH Việt Nam sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp, thời gian tới, cơ quan BHXH sẽ tăng cường thực hiện công tác thu nợ; tập trung triển khai công tác thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị nợ BHXH với thời gian kéo dài, số nợ lớn; đẩy mạnh tuyên truyền về các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT được hình sự hoá tại Bộ luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực pháp luật từ 1/1/2018.
Theo số liệu của Vụ thanh kiểm tra (BHXH Việt Nam) tính đến hết tháng 8/2018, ngành BHXH đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 11.756 đơn vị sử dụng lao động. Trong đó, thực hiện thanh tra chuyên ngành tại 4.253 đơn vị, tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành 2.465 đơn vị; kiểm tra 5.038 đơn vị.

Kết quả khi thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN đã phát hiện 21.589 lao động chưa đóng, đóng thiếu thời gian tham gia với số tiền truy đóng là hơn 53,4 tỷ đồng; đóng không đúng đối tượng, thừa thời gian là 637 lao động với số tiền phải thoái thu, hoàn trả hơn 2,4 tỷ đồng; số lao động thiếu so với quy định là hơn 30.000 lao động với truy đóng hơn 34,3 tỷ đồng.

Thực tế, việc tăng cường đôn đốc đóng, thanh tra, kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ xử lý hình sự việc trốn đóng bảo hiểm xã hội đã có hiệu quả, khi nhiều doanh nghiệp đã tự giác nộp khoản nợ bảo hiểm xã hội ngay khi bị thanh tra, nhắc nhở.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh dẫn chứng, trước khi các cơ quan BHXH có quyết định thanh tra, tổng số nợ của các đơn vị là hơn 1.500 tỷ đồng nhưng khi triển khai thanh kiểm tra, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thanh toán nợ BHXH, số tiền thu được là hơn 519 tỷ đồng. Kết thúc thanh tra, các đơn vị nộp tiếp hơn 300 tỷ đồng. Các đoàn thanh tra đã ra 492 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt hơn 17,3 tỷ đồng.

Điều này góp phần giảm đáng kể số tiền nợ BHXH. Trong 8 tháng đầu năm 2018, số nợ BHXH toàn quốc còn hơn 6.700 tỷ đồng, chiếm 3,3%; giảm 30% so với cùng kỳ năm trước.

BHXH Việt Nam cho biết, từ khi việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đóng của ngành BHXH, cũng như việc hình sự hóa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành chính sách pháp luật của doanh nghiệp và người lao động (NLĐ), góp phần giảm dần tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH trên phạm vi cả nước.

Tuyên truyền các chế tài xử lý hình sự về BHXH để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ

Qua thanh tra, kiểm tra, BHXH đã lập biên bản vi phạm đối với 407 đơn vị, ban hành 364 quyết định xử phạt hành chính với số tiền là 11,2 tỷ đồng. Hiện mới thu được 2,8 tỷ đồng. Tổng số tiền các đơn vị được thanh tra, kiểm tra nợ là 1.146 tỷ đồng và trong thời gian thanh tra, kiểm tra, các đơn vị này đã nộp hơn 475 tỷ đồng. Sau khi có kết luận thanh tra, kiểm tra, các đơn vị này nộp tiếp 186 tỷ đồng.

Theo ông Mai Đức Thắng, Phó Trưởng ban Thu (BHXH Việt Nam), cơ quan này đã áp dụng nhiều giải pháp để thu hồi nợ đọng, như đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động, thu ngay khi đơn vị có dấu hiệu chậm đóng. Tiếp đó là thanh tra, kiểm tra, xử phạt, kết hợp với công khai danh tính doanh nghiệp nợ BHXH.

Ngoài ra, cùng với các chế tài pháp lý có hiệu lực từ 1/1/2018 đã bổ sung các tội danh liên quan đến chiếm dụng, nợ đọng, trốn đóng tiền BHXH (Điều 214, 215, 216) đã có tác động mạnh đến nhận thực và ý thức tuân thủ đúng các quy định pháp luật của chủ sử dụng lao động. Theo quy định hiện hành, mức hình phạt tù cao nhất cho hành vi này là 7 năm và mức phạt tiền cao nhất lên đến 1 tỷ đồng.

Với các căn cứ pháp lý đầy đủ, BHXH TP. Hồ Chí Minh đã đi tiên phong trong ngành đề nghị điều tra xử lý hình sự Công ty TNHH Nam Phương (huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh) với hành vi nợ đọng, trốn đóng trong thời gian dài với số tiền lên đến 26,8 tỷ đồng BHXH, BHYT, BHTN của NLĐ theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 có hiệu lực pháp luật từ 1/1/2018.

Có thể nói việc cơ quan BHXH phối hợp với với cơ quan điều tra để xử lý các trường hợp nợ đọng, trốn đóng BHXH gây ảnh hưởng đến chế độ và quyền lợi của NLĐ cấu thành đầy đủ các yếu tố vi phạm pháp luật hiện hành.

Cùng với thanh tra, kiểm tra phát hiện những sai phạm trong lĩnh vực BHXH, thì giải pháp đề nghị xử lý hình sự các doanh nghiệp vi phạm thể hiện sự quyết liệt vào cuộc đã có hiệu quả bước đầu, thiết thực bảo đảm quyền lợi cho NLĐ. Tuy nhiên, không phải cứ nợ đọng BHXH là đưa ra đề nghị cơ quan điều tra. Trước hết, BHXH sẽ đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính và yêu cầu nộp số tiền nợ đọng và tuyên truyền, vận động các đơn vị, doanh nghiệp tuân thủ pháp luật BHXH vì quyền lợi của NLĐ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

PV

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin