Vi phạm bầu cử ở Kiên Giang: Sai phạm nghiêm trọng

Chiều nay, 9.6, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia đã giải đáp những câu hỏi của báo chí xung quanh kết quả bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2020.

Ông có thể cho biết cụ thể hơn về vi phạm trong bầu cử ở tỉnh Kiên Giang và hướng giải quyết sắp tới?

- Vi phạm đã rõ, đó là việc gom phiếu để bầu thay. Đây là hành vi rất sai phạm nghiêm trọng, vì thế Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định hủy kết quả đó và cho bầu lại. Địa phương này đã bầu lại vào ngày 5.6. Còn việc người nào gây ra hậu quả thì căn cứ theo quy định của pháp luật sẽ phải xử lý, đây là thẩm quyền của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Các cơ quan này cũng đang tiến hành làm rõ.

[caption id="attachment_142186" align="aligncenter" width="410"] Ông Nguyễn Hạnh Phúc
Ông Nguyễn Hạnh Phúc[/caption]

Có những nơi thiếu hơn 400 đại biểu HĐND cấp xã, có nơi cả Chủ tịch và Bí thư đều trượt như ở Thanh Hóa, ông nhìn nhận vấn đề này thế nào thưa ông?

- Việc bầu thiếu đại biểu HĐND cấp xã là rải rác ở các xã. Việc thiếu một vài đại biểu HĐND ở cấp xã là hết sức bình thường. Người dân ở xã đó hiểu rất rõ những người ứng cử vì hàng ngày họ sống với nhau trong một cộng đồng dân cư. Chính vì thế cử tri rất hiểu người ứng cử đó có năng lực như thế nào, phẩm chất đạo đức ra sao, gia đình ra sao... Vì vậy việc lựa chọn của cử tri là rất sát.

Đến nay, Hội đồng bầu cử quốc gia đã nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo nào đối với người trúng cử?

Trong ngày bầu cử 22.5, Uỷ ban Bầu cử của địa phương phát hiện tổ bầu cử số 2 (xã An Sơn, huyện Kiên Hải) có vi phạm pháp luật về bầu cử, đó là ở tổ này có tình trạng gom phiếu để bầu thay người khác. Sau đó, Uỷ ban Bầu cử tỉnh Kiên Giang đã huỷ kết quả bầu cử, làm công văn xin ý kiến Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã yêu cầu Ủy ban Bầu cử tỉnh phải tổ chức cho Tổ bầu cử số 2, đơn vị bầu cử số 6 của huyện Kiên Hải bầu cử lại đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Tổ bầu cử này có 570 cử tri.

- Chiều nay Hội đồng bầu cử mới công bố danh sách những người trúng cử ĐBQH khóa XIV. Theo quy định của pháp luật trong 5 ngày kể từ ngày công bố kết quả, nếu ai có khiếu nại tố cáo gì thì phải có đơn. Sau đó Hội đồng bầu cử Quốc gia sẽ có 30 ngày xem xét các đơn thư đó. Đến giờ phút này chưa có đề nghị, kiến nghị nào liên quan đến việc người trúng cử gửi lên Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Số người trúng cử ngoài Đảng giảm 50% so với nhiệm kỳ khóa Quốc hội XIII, ông đánh giá thế nào về kết quả này?

- Trong danh sách ứng viên chính thức có 97 người ngoài Đảng. Họ đều trải qua các vòng hiệp thương và đã được người dân lựa chọn, rồi lấy tín nhiệm ở nơi cư trú, nơi công tác... Tôi nghĩ là chất lượng của những ứng viên này đã đảm bảo, còn trúng cử hay không là quyền của cử tri khi bỏ phiếu.

Lần này có 5 dịa phương bầu thiếu nhưng sao chỉ tổ chức bầu thêm ở Cần Thơ, còn 4 tỉnh khác thì không. Vì sao vậy thưa ông?

- Theo luật, khi đơn vị bầu cử bầu thiếu số lượng thì Ủy ban bầu cử địa phương có đơn đề nghị gửi về Hội đồng bầu cử quốc gia và Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ xem xét xem có nên bầu thêm hay không. Chỉ có duy nhất Cần Thơ có văn bản đề nghị Hội đồng bầu cử Quốc gia xem xét cho bầu thêm còn 4 tỉnh kia không đề nghị.

Xin cảm ơn ông!

Theo Danviet

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin