Những quy định về tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và hổ sơ giải quyết chế độ TNLĐ

Phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho NLĐ để đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất

Người lao động hỏi: Theo quy định, những lao động nào thuộc diện phải tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN?

Luật sư trả lời: Luật sư Trần Đại Ngọc Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn về đối tượng thuộc diện phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:

Trả lời: Điều 2 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật ATVSLĐ về bảo hiểm TNLĐ-BNN bắt buộc đã quy định rõ đối tượng áp dụng, cụ thể là:

1. CBCCVC và NLĐ Việt Nam làm việc theo HĐLĐ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN bắt buộc, bao gồm:

a) CBCCVC theo quy định của pháp luật về CBCCVC;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Không bao gồm NLĐ là người giúp việc gia đình;

e) Người quản lý DN, người quản lý điều hành HTX có hưởng tiền lương.

2. Người SDLĐ theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật BHXH.

3. NLĐ đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm TNLĐ-BNN.

Người lao động hỏi: Tôi có tham gia BHXH. Vừa qua, trên đường đi làm về, tôi bị tai nạn ngã xe, bị gãy xương, phải bó bột. Vậy tôi có được hưởng chế độ trong thời gian điều trị vết thương và chế độ TNLĐ không; nếu được thì chế độ cụ thể như thế nào? Cần làm những giấy tờ gì?

Luật sư trả lời: Luật sư Trần Đại Ngọc Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn về hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:

*Về chế độ TNLĐ:

- Điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật ATVSLĐ quy định: NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN được hưởng chế độ TNLĐ khi bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

- Điều 57 Luật ATVSLĐ quy định hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ gồm:

+ Sổ BHXH.

+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú.

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động (KNLĐ) của Hội đồng giám định y khoa.

+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ theo mẫu do BHXH Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ LĐ-TB&XH.

- Khoản 1 Điều 59 Luật ATVSLĐ quy định: Người SDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.

Như vậy, trường hợp NLĐ sau khi điều trị ổn định vết thương và thực hiện khám giám định mức suy giảm KNLĐ mà có kết luận suy giảm KNLĐ từ 5% trở lên thì cần nộp hồ sơ theo quy định nêu trên cho đơn vị công tác để đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ.

*Về chế độ trong thời gian điều trị vết thương:

Điều 38 Luật ATVSLĐ quy định: Người SDLĐ có trách nhiệm đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ bị TNLĐ và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ bị TNLĐ hoặc BNN;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ hoặc BNN như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm KNLĐ đối với những trường hợp kết luận suy giảm KNLĐ dưới 5% do người SDLĐ giới thiệu NLĐ đi khám giám định mức suy giảm KNLĐ tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với NLĐ không tham gia BHYT;

3. Trả đủ tiền lương cho NLĐ bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

Như vậy, trường hợp bị TNLĐ thì thời gian phải nghỉ việc để điều trị vết thương, NLĐ không hưởng chế độ ốm đau mà được người SDLĐ thanh toán chi phí sơ cấp cứu, chi phí điều trị nằm ngoài phần BHYT chi trả theo quy định và toàn bộ tiền lương tương đương như lúc đi làm.

PV

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin