Hội nghị tổng kết công tác đào tạo năm học 2019 – 2020 tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Năm học 2019-2020 có những đặc điểm cơ bản sau đây: Triển khai song song hai phương thức đào tạo theo niên chế và theo tín chỉ, tương ứng với đó là hai cơ chế quản lý: các khóa 21,22,23 đào tạo và quản lý theo niên chế; khóa 24 đào tạo và quản lý theo tín chỉ; Là năm đầu tiên áp dụng hình thức giảng dạy trực tuyến; Khóa 21 tốt nghiệp ra trường, BGH cho phép toàn bộ sinh viên có điểm trung bình tích lũy ≥5 đều được bảo vệ luận văn tốt nghiệp; Đại dịch Covir19 tác động lớn đến công tác điều hành kế hoạch đào tạo. Cụ thể là: Sau kỳ nghỉ tết âm lịch, thời gian đào tạo gián đoạn mất 05 tuần ( từ 07/02 – 07/03/2020);kế hoạch học kỳ II phải điều chỉnh 03 lần; năm học kết thúc muộn hơn dự kiến 04 tuần (từ 30/6 kéo dài sang 30/7), thời gian nghỉ hè giảm từ 5 tuần còn 02. Do vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo và sẽ còn hệ lụy đến quỹ thời gian của năm học 2020-2021(năm học mới 2020 -2021 bắt đầu muôn hơn các năm học trước 03 tuần và sẽ nghỉ hè muộn hơn và ít hơn thường lệ (dự kiến nghỉ 04 tuần từ 01/8/2020).

Toàn cảnh hội nghị tổng kết công tác đào tạo năm học 2019 -2020

Mặc dù có những khó khăn nói trên, song, dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Giám hiệu và sự cố gắng, nỗ lực của thầy và trò, các khoa, phòng ban, nên về cơ bản kế hoạch đào tạo năm học 2019-2020 đã hoàn thành. Cụ thể, Về khối lượng giảng dậy: Đã hoàn thành khối lượng giờ giảng theo đúng kế hoạch lên lớp, đã tổ chức xong các đợt thi học phần,học kỳ theo đúng quy định của Bộ GDĐT và quy dịnh của Nhà trường; Tổ chức lên lớp cho 854 lớp, bao gồm 21.138 sinh viên các khóa 21,22,23,24; Thực hiện 452.937 tiết giảng (chưa quy đổi), tăng 1,2 lần so với năm học 2019-2020. Trong đó có 95.282 tiết giảng online, chiếm tỷ lệ 44,7% tổng số tiết giảng của học kỳ II năm học 2019-2020; Tổ chức thi kết thúc 1.709 học phần với 366.852 lượt sinh viên dự thi. Trong đó có 45.897 lượt sinh viên thi lại, chiếm tỷ lệ:12.5%; tổ chức thi môn điều kiện tốt nghiệp cho 2930 sinh viên khóa 21. Tổ chức học lại, thi lại 04 đợt, cho 9193 lượt sinh viên (Trong đó, số lượng sinh viên đạt yêu cầu >85%; Làm thủ tục nhập học cho hơn 300 sinh viên thuộc diện bảo lưu, lưu ban, xuống khóa; chuyển ngành cho 280 sinh viên, học song song hai chương trình cho 50 sinh viên, học vượt cho 20 sinh viên, giảm học phí cho 110 sinh viên; Đã tổ chức thi các môn điều kiện tốt nghiệp cho 2896 sinh viên, Trong đó, môn kinh tế MLN có 1862/2165 sinh viên dự thi, đạt yêu cầu 100%; môn Triết học MLN có 554/731sinh viên dự thi, đạt yêu cầu 96%; Đã thành công trong việc triển khai hình thức giảng dạy trực tuyến; Dịch Covid19 đã làm đảo lộn toàn bộ kế hoạch đào tạo của năm học 2019-2020. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn (từ 15/3/3020 đến 01/4/2020), chúng ta đã rất thành công trong việc triển khai dạy trực tuyến đối với hầu hết các học phần đã bố trí trong 8 tuần đầu học kỳ II năm học 2019-2020. Từ ngày 01/4/2020 đến 06/5/2020 chúng ta đã thực hiện 62.629 tiết giảng online, chiếm 57% khối lượng giảng dạy của 8 tuần đầu học kỳ II năm học 2019-2020; số tiền học phí thu được từ giảng dạy trực tuyến, ước tính 35,801 tỷ.Trong 8 tuần sau của học kỳ II, phạm vi giảng dạy trực tuyến đã thu hẹp lại, chỉ còn các học phần ngoại ngữ giảng cho khối không chuyên ngữ và các học phần đại cương (do hai Khoa Triết và Kinh tế giảng). Theo đó, trong học kỳ II năm học 2019-2020 chúng ta đã thực hiện 95.282 tiết giảng online, chiếm tỷ lệ 44,7% tổng số tiết giảng.Về chất lượng đào tạo :số liệu thống kê trong bảng cho thấy chất lượng đào tạo năm học 2019-2020, như sau: 9 sinh viên đạt loại xuất sắc, chiếm tỷ lệ 0,05%; 1065 sinh viên đạt loại giỏi, chiếm tỷ lệ 5,78% 5236 sinh viên đạt loại khá, chiếm tỷ lệ 28,43%. 9303 sinh viên đạt loại trung bình,chiếm tỷ lệ 50,28%. 2813 sinh viên đạt loại dưới trung bình, chiếm tỷ lệ 15,26%. Về công tác quản lý chương trình (đối với khối đại học chính quy): Trong năm học 2019 – 2020, Phòng Quản lý đào tạo phối hợp với các khoa, phòng kiện toàn và củng cố các quy định trong công tác quản lý đào tạo theo Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Chương trình đào tạo theo tín đối với một số ngành đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý;tuy mới chỉ mới thực hiện được một năm nhưng đã bộc lộ không ít sai sót không đáng có, Một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc kế hoạch đào tạo, như: Chạy trước tiến độ, Một vài đơn vị tự quyết lịch trình và thời lượng phân bổ cho phần thực hành/ ngoại khóa mà không trình GBH xem xét hoặc trao đổi với Phòng QLĐT để được trợ giúp. Điều này gây không ít khó khăn trong việc xác nhận khối lượng giảng dạy. Hiện tượng buông lỏng trật tự, kỷ cương học đường phổ biến; Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, trợ lý khoa chưa nắm làm hết trách nhiệm trong việc hướng dẫn sinh viên thực hiện quy chế và quy trình đào tạo theo tín chỉ, dẫn đến nhũng sai sót không đáng có, đồng thời chưa phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của sinh viên.

Tại Hội nghị cũng đã đề ra phương hướng năm học 2020 – 2021. Hoàn thiện quy trình quản lý đào tạo theo tín chỉ, trước mắt như: Chạy thử phần mềm quản lý quy trình đào tạo theo tín chỉ, phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ Thiên An tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng các tiện tích trong phần mềm cho các đơn vị được giao quản lý các phân hệ, đồng thời tập huấn trên diện rộng cho toàn bộ giảng viên, sinh viên biết cách sử dụng các tiện ích để phục vụ giảng dạy (đối với giảng viên) và học tập (đối với sinh viên).Các khoa chuyên ngành rà soát, bổ sung, chỉnh sửa những điểm bất hợp lý, những lỗi mắc phải trong chương trình đào tạo theo tín chỉ; rà soát, chỉnh sửa bộ đề cương chi tiết để công bố trong kho học liệu điện tử cho giảng viên và sinh viên tra cứu, sử dụng; đồng thời tăng cường mối quan hệ với Phòng QLĐT trong công tác quản lý kế hoach đào tạo; Tiếp tục áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến đối với những đối tượng, nội dung, phạm vi mà Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép; Áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, cần giảm số lượng sinh viên thuộc diện cảnh báo thông (có số tín chỉ nợ >24 tín chỉ) thông qua việc tổ chức học lại, thi lại. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn quản lý đào tạo cho đội ngũ trợ lý khoa, nghiệp vụ tư vấn về quy chế đào tạo, quy trình đào tạo và các kỹ năng tư vấn học tập cho đội ngũ cố vấn học tập.

Nguyễn Văn Long - Trung tâm Truyền thông

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin