Dự thảo luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Luật tốt nhưng công chức vô cảm thì khó lắm

“Chính phủ vào cuộc rất mạnh, chỉ đạo để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng ở địa phương thì quan ra quan, dân ra dân, không chịu đồng hành đâu. Luật tốt nhưng đội ngũ công chức cứ cha chung không ai khóc thì khó lắm".

[caption id="attachment_144288" align="aligncenter" width="410"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Lo địa phương không chịu đồng hành cùng doanh nghiệp

“Chính phủ vào cuộc rất mạnh, chỉ đạo để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng ở địa phương thì quan ra quan, dân ra dân, không chịu đồng hành đâu. Luật tốt nhưng đội ngũ công chức cứ cha chung không ai khóc thì khó lắm".

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thanh hóa tại hội thảo góp ý về dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngày 11/7.

Góp ý về dự thảo luật trên, ông Đệ nhấn mạnh đến yếu tố thực thi khi triển khai các bộ luật. Nếu thực thi luật không chặt chẽ thì sinh ra tiêu cực và mãi mãi không thể xóa bỏ được cơ chế xin cho trong thị trường.

Ông Đệ dẫn chứng: Tôi là thành viên của quỹ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, nhưng khi bảo lãnh giao doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì phải đủ các quy định của ngân hàng.

“Vậy thì bảo lãnh để làm gì. Nó còn nặng hơn cả chính sách ưu đãi. Muốn giải ngân được thì nó lại rơi vào dòng “thân quen”. Tôi cung cấp thông tin này để nhà soạn thảo luật chú ý phải chặt chẽ ngay từ đầu các điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp. Nếu người ta đủ điều kiện rồi thì người ta cần thông qua bảo lãnh và quỹ làm gì?”, ông Đệ nói và cho rằng, chính sách càng mập mờ càng tạo nên nhiều tiêu cực.

Do vậy, theo ông Đệ, chính sách hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp trong dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vừa vừa này cần quy định rõ doanh nghiệp như thế nào thì được ngân hang trực tiếp cho vay, không cần thành lập quỹ cho “cồng kềnh” bộ máy nhân sự.

Song song với việc soạn thảo luật, ông Đệ cũng nhấn mạnh đến yếu tố đạo đức thực thi công vụ của công chức.

Ông Đệ nói: Chúng tôi có hiệp hội. Nhưng khi hội đứng ra bảo vệ hội viên là cơ quan chức năng quay sang “đánh” hiệp hội, đánh chủ tịch hiệp hội ngay. Ở Thanh Hóa, doanh nghiệp nhỏ và vừa là “cá nằm trên thớt”. Công chức mà cứ làm khó, chèn ép doanh nghiệp thì không biết khi nào doanh nghiệp mới phát triển được!

Trước khi kết thúc phần góp ý của mình, Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa đã đề nghị Chủ tịch VCC cử đoàn kiểm tra vào Thanh Hóa để kiểm chứng những phản ánh của mình. “Vào để thấy tiêu cực đang diễn ra. Cứ như thế này thì rất căng”, ông Đệ nói.

Xóa bỏ cơ chế "xin- cho", cần hai từ "bình đẳng"

Ông Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI cho rằng, việc xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và cần giảm chi phí không chính thức, giảm thủ tục hành chính, dứt khoát xóa bỏ cơ chế “xin – cho” và cần hai từ bình đẳng cho doanh nghiệp.

Theo ông Lộc, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời là động lực để đạt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp như Chính phủ đã đề ra. Xây dựng Luật này phải thúc đẩy được phong trào khởi nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện có phát triển và kinh doanh bài bản hơn.

Hiện Việt Nam hiện có 400.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, phần lớn các doanh nghiệp này đang tự chủ sản xuất, kinh doanh, Nhà nước thông qua một số chính sách như miễn, giảm thuế...

Ông Lộc cho biết, các hoạt động hỗ trợ chỉ diễn ra khi doanh nghiệp gặp khó khăn chứ chưa thành chiến lược và chưa nhắm đến hiệu quả lâu dài.

Từ đó, ông Lộc cho rằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp này cần phải theo nguyên tắc trực tiếp, giảm chi phí không chính thức, giảm thủ tục hành chính, bỏ cơ chế "xin-cho", cần hai từ bình đẳng.

“Việc hỗ trợ doanh nghiệp nói chung cần đúng trọng tâm, có trọng điểm, dứt khoát không có cơ chế xin-cho, không làm thay doanh nghiệp và các hiệp hội, không “đẻ” thêm bộ phận chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa…”, ông Lộc nhấn mạnh.

Cũng tại hội thảo, sau khi nghe những phản ánh rất thẳng thắn của đại diện hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa, ông Vũ Tiến Lộc cho biết sẽ cử một đoàn công tác làm rõ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp Thanh Hóa, đồng thời làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa để báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay trong những ngày tới.

Theo Bizlive

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin